Tỷ suất sinh thấp và già hóa dân số được xem là 2 thách thức lớn trong lĩnh vực dân số của TPHCM những năm gần đây, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TPHCM (ảnh), cho rằng, việc gia tăng tỷ suất sinh cũng như kìm hãm tốc độ già hóa dân số, chăm lo tốt cho sức khỏe người cao tuổi là bài toán đang được đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
PHÓNG VIÊN: Ông có thể nêu thực trạng dân số tại TPHCM trong giai đoạn hiện nay?
Ông PHẠM CHÁNH TRUNG: Dân số TPHCM hiện nay là 9.367.066 người, mật độ dân số là 4.470 người/km2 và tổng tỷ suất sinh là 1,39 con/phụ nữ. Số người cao tuổi hiện nay là 1.033.355 cụ, chiếm 11,03% trên tổng dân số, tuổi thọ trung bình là 76,3 tuổi. Hiện nay tỷ số giới tính khi sinh được duy trì ở mức từ 107-108 bé trai/100 bé gái. Tỷ suất sinh của thành phố liên tục giảm, từ 1,76 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ xuống chỉ còn 1,39 con/phụ nữ (năm 2022), và TPHCM là một trong 21 địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước.
Đây là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai của TPHCM. Tình trạng chỉ sinh một con, thậm chí không kết hôn, không sinh con đang dần phổ biến trong phụ nữ trẻ hiện nay. Đây được dự báo sẽ là trở ngại cho vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai.
Nguyên nhân nào dẫn đến mức sinh tại TPHCM đang diễn ra đáng báo động như vậy, thưa ông?
Trước hết, xu hướng sinh một con của các cặp vợ chồng hiện nay trở nên phổ biến tại TPHCM. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ ngại sinh con, nhất là sinh con thứ hai. Bên cạnh đó nhiều cặp vợ chồng có quan điểm là kết hôn muộn hơn; chỉ có một con để đủ nguồn lực tài chính, thời gian, sức khỏe để chăm sóc và đầu tư tốt nhất cho con cái. Theo xu hướng này, các cặp vợ chồng trẻ, nhất là phụ nữ, muốn có thêm thời gian để nâng cao trình độ học vấn, năng lực chuyên môn và nắm bắt các cơ hội để phát triển bản thân.
Trước hết, xu hướng sinh một con của các cặp vợ chồng hiện nay trở nên phổ biến tại TPHCM. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ ngại sinh con, nhất là sinh con thứ hai. Bên cạnh đó nhiều cặp vợ chồng có quan điểm là kết hôn muộn hơn; chỉ có một con để đủ nguồn lực tài chính, thời gian, sức khỏe để chăm sóc và đầu tư tốt nhất cho con cái. Theo xu hướng này, các cặp vợ chồng trẻ, nhất là phụ nữ, muốn có thêm thời gian để nâng cao trình độ học vấn, năng lực chuyên môn và nắm bắt các cơ hội để phát triển bản thân.
Ông đánh giá như thế nào về chất lượng dân số tại TPHCM giai đoạn hiện nay?
Hiện TPHCM đang nỗ lực từng bước nâng cao chất lượng dân số. Cụ thể, ngành dân số đang tập trung giải quyết các vấn đề: nâng cao tỷ lệ nam và nữ thanh niên tham gia khám sức khỏe trước khi kết hôn, đẩy mạnh chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, duy trì cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao nhận thức của người dân về mức sinh thấp và độ tuổi kết hôn muộn, chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn TPHCM.
Đây được xem là những vấn đề trọng tâm trong công tác nâng cao chất lượng dân số của thành phố trong thời điểm hiện tại. TPHCM cũng đang thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời. Cụ thể, năm 2022, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 86,3%, tỷ lệ sơ sinh được sàng lọc đạt 83,4%.
Dân số TPHCM đang được đánh giá có tốc độ già hóa nhanh. Ông nhận định ra sao về vấn đề này, và TPHCM cần phải làm gì chăm sóc tốt hơn người cao tuổi?
TPHCM đã bước vào thời kỳ già hóa dân số vào năm 2017 và tốc độ già hóa dân số đang rất nhanh. Thực trạng này diễn ra khá mạnh mẽ, và chịu ảnh hưởng sâu sắc của mức sinh thấp cùng với tuổi thọ trung bình không ngừng được nâng cao. Năm 2022, tuổi thọ trung bình của người dân thành phố ở mức khá cao - là 76,3 tuổi, so với mặt bằng chung cả nước là 73,6 tuổi.
TPHCM cần tập trung giải quyết toàn diện và đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố; đặc biệt chất lượng dân số đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời; mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân một cách thuận tiện, gần dân. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi, triển khai các mô hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng... TS PHẠM VŨ HOÀNG, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế
Để giải quyết bài toán già hóa dân số, ngành dân số thành phố đang thực hiện các biện pháp cấp thiết, có các giải pháp thích ứng để người cao tuổi có thể sống khỏe, sống có ích. Từ giữa tháng 8-2023, đồng loạt TP Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn TPHCM đã triển khai thí điểm hoạt động khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi trên địa bàn. Người cao tuổi sẽ được khám và xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm tổng quát, xét nghiệm máu.
Đây là chương trình ở giai đoạn thí điểm, nằm trong kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2024-2025 và những năm tiếp theo do UBND TPHCM ban hành, nhằm phát hiện sớm, kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính và tiết kiệm chi phí điều trị. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông về người cao tuổi cũng đang được đẩy mạnh để có thể thay đổi nhận thức của xã hội về vấn đề người cao tuổi và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng, các cá nhân và tổ chức cùng chung tay chăm sóc người cao tuổi.