Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.677), Phú Thọ (1.279), Nghệ An (976), Yên Bái (945), Vĩnh Phúc (936), Quảng Ninh (897), TPHCM (877), Đắk Lắk (850), Lào Cai (748), Tuyên Quang (729), Bắc Kạn (715), Bắc Giang (682), Hải Dương (651), Bắc Ninh (629), Quảng Bình (626), Thái Nguyên (587), Lạng Sơn (520), Thái Bình (516), Lâm Đồng (489), Cao Bằng (429), Hưng Yên (407), Quảng Trị (387), Ninh Bình (360), Sơn La (350), Nam Định (335), Gia Lai (323), Đà Nẵng (316), Điện Biên (300), Hà Tĩnh (273), Tây Ninh (267), Hà Nam (254), Bình Định (252), Lai Châu (244), Bình Phước (244), Hòa Bình (234), Quảng Nam (232), Vĩnh Long (227), Bến Tre (216), Cà Mau (211), Đắk Nông (207), Bình Dương (194), Quảng Ngãi (152), Hải Phòng (151), Bà Rịa - Vũng Tàu (143), Hà Giang (113), Thanh Hóa (112), Thừa Thiên- Huế (94), Khánh Hòa (92), Phú Yên (82), Long An (81), Đồng Tháp (79), Bình Thuận (67), Kiên Giang (50), An Giang (43), Bạc Liêu (32), Trà Vinh (28), Kon Tum (25), Ninh Thuận (22), Cần Thơ (18), Đồng Nai (16), Sóc Trăng (16) và Hậu Giang (5).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 27.914 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.320.599 ca mắc Covid-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 104.374 ca mắc).
Về điều trị, trong ngày, cả nước có thêm 85.633 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh, số được điều trị khỏi lên 8.856.627 người. Đồng thời ghi nhận 23 ca tử vong tại 16 tỉnh thành. Đến nay, số tử vong do Covid-19 tại Việt Nam là 42.901 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca mắc.
Số lượng xét nghiệm từ 27-4 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được hơn 39,2 triệu mẫu cho trên 85,5 triệu lượt người.
Trong ngày 13-4 có 156.509 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là hơn 208,9 triệu mũi.
Trước số ca mắc và tử vong do Covid-19 tiếp tục giảm, nhận định về tình hình dịch Covid-19 thời gian tới, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, WHO đã đưa ra các kịch bản về diễn biến dịch Covid-19 có thể xảy ra trong tương lai.
Theo đó, kịch bản đầu tiên, biến thể Omicron đang xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ dần giảm bớt độc lực. Nhờ kế hoạch bao phủ vaccine rất tốt, miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vaccine Covid-19 nên số trường hợp diễn biến nặng và tử vong sẽ giảm. Với kịch bản này, Việt Nam chuyển sang trạng thái "bình thường mới", đưa Covid-19 trở thành bệnh lưu hành. Khi đó, các hoạt động xã hội có thể trở về bình thường.
Với kịch bản thứ hai, GS- TS Phan Trọng Lân cho rằng, sự hiểu biết của chúng ta với virus SARS-CoV-2 đến nay vẫn chưa được toàn diện. Trong bối cảnh giao lưu đi lại nhiều, việc liên tục xuất hiện các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra.
Các biến thể này có thể hình thành do sự tương tác giữa các biến thể đã xuất hiện hoặc mới hơn. Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 khi xuất hiện sẽ làm giảm hiệu lực bảo vệ của vaccine, gây lây lan nhanh hơn và tăng nguy cơ diễn biến nặng. Do đó, với kịch bản này, Việt Nam sẽ triển khai lại các biện pháp phòng dịch cấp bách như từng làm.