Điều này đã được tính toán dựa trên tiềm năng và thị trường của 3 nhóm sản phẩm. Cụ thể: tôm phấn đấu đạt mức 4,2 tỷ USD, cá tra duy trì mức 2,3 tỷ USD và nhóm hải sản 3,5 tỷ USD (trong đó chủ lực là cá ngừ đại dương). Để thực hiện, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần có sự đồng bộ cả chuỗi từ khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, áp dụng khoa học công nghệ, tuân thủ quy trình khai thác và nuôi để có nguyên liệu sạch.
Trong chế biến, phải đổi mới quy trình công nghệ, quản trị, tận dụng phụ phế phẩm để có chuỗi giá trị dài ra với giá trị tăng lên (như tận dụng phụ phẩm cá tra chế biến ra dầu cá, collagen…xuất khẩu), và tổ chức tốt thị trường. Bên cạnh duy trì thị trường truyền thống như Mỹ, EU… cần mở rộng thị trường mới như Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả Trung Quốc. Đây là thị trường gần, rất tiềm năng. Bên cạnh đó, không được quên thị trường nội địa với 96 triệu dân và 15 triệu khách du lịch. Để thực hiện cần dựa trên 3 trụ cột chính là khu vực nhà nước; khu vực doanh nghiệp và hiệp hội làm tốt việc liên kết với vùng nguyên liệu và khu vực người dân nuôi và khai thác cần tuân thủ quy trình và yêu cầu về chất lượng của nhà nhập khẩu.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng cho rằng, không được chủ quan mà cần nhận rõ những hạn chế để có biện pháp khắc phục từ khu vực khai thác (đã bị thẻ vàng IUU của EU) đến lĩnh vực nuôi trồng (tỷ lệ hao hụt cá tra hay con tôm trong quá trình nuôi còn cao), kể cả khâu chế biến n