Mặc dù sự gia tăng chủ yếu để cung cấp cho nhu cầu trong nước, nhưng những năm gần đây, ngành cũng đã bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm thép. Khối lượng xuất khẩu các sản phẩm thép của Việt Nam đã tăng từ 1,9 triệu tấn năm 2012, lên 5,5 triệu tấn năm 2017.
Bộ Công thương khuyến cáo, do ngành thép gia tăng xuất khẩu trong bối cảnh thế giới đang trong tình trạng dư thừa công suất nên sẽ phải đối mặt với các biện pháp hạn chế thương mại ngày càng nhiều. Hiện tại, thép là ngành hàng của Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất với 27 vụ việc, chiếm tỷ trọng khoảng 21%. Ngoài ra, những năm gần đây đã xuất hiện cáo buộc của một số quốc gia cho rằng, việc các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu phôi thép và thép cán nóng từ Trung Quốc để cán nguội và sản xuất các sản phẩm thép hạ nguồn là hình thức lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại mà các quốc gia này đã áp dụng đối với thép Trung Quốc. Quan điểm của các quốc gia này là nếu tình trạng đó tiếp tục xảy ra thì không thể giải quyết được vấn đề dư thừa công suất, do vậy họ sẽ phải thay đổi các thông lệ về xác định quy tắc xuất xứ để phòng chống hiện tượng lẩn tránh thuế. Do đó, để xử lý có hiệu quả vấn đề này, theo Bộ Công thương, cần có sự tham gia tích cực của cả Chính phủ và doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, cần tỉnh táo nhìn nhận bức tranh tổng thể để thấy việc tăng công suất, tăng đầu tư hướng đến xuất khẩu vào giai đoạn này là rất rủi ro; cần nghiên cứu kỹ lưỡng, xây dựng chiến lược kinh doanh thận trọng, đánh giá đầy đủ các rủi ro. Về phía Bộ Công thương, tiếp tục tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong các vụ việc phòng vệ thương mại mà thép Việt Nam là đối tượng đang bị điều tra. Bộ Công thương cũng sẽ làm việc với các nước để nắm bắt các thay đổi về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm thép để kịp thời cảnh báo cho các doanh nghiệp trong nước.
Bộ Công thương khuyến cáo, do ngành thép gia tăng xuất khẩu trong bối cảnh thế giới đang trong tình trạng dư thừa công suất nên sẽ phải đối mặt với các biện pháp hạn chế thương mại ngày càng nhiều. Hiện tại, thép là ngành hàng của Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mại nhiều nhất với 27 vụ việc, chiếm tỷ trọng khoảng 21%. Ngoài ra, những năm gần đây đã xuất hiện cáo buộc của một số quốc gia cho rằng, việc các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu phôi thép và thép cán nóng từ Trung Quốc để cán nguội và sản xuất các sản phẩm thép hạ nguồn là hình thức lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại mà các quốc gia này đã áp dụng đối với thép Trung Quốc. Quan điểm của các quốc gia này là nếu tình trạng đó tiếp tục xảy ra thì không thể giải quyết được vấn đề dư thừa công suất, do vậy họ sẽ phải thay đổi các thông lệ về xác định quy tắc xuất xứ để phòng chống hiện tượng lẩn tránh thuế. Do đó, để xử lý có hiệu quả vấn đề này, theo Bộ Công thương, cần có sự tham gia tích cực của cả Chính phủ và doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, cần tỉnh táo nhìn nhận bức tranh tổng thể để thấy việc tăng công suất, tăng đầu tư hướng đến xuất khẩu vào giai đoạn này là rất rủi ro; cần nghiên cứu kỹ lưỡng, xây dựng chiến lược kinh doanh thận trọng, đánh giá đầy đủ các rủi ro. Về phía Bộ Công thương, tiếp tục tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong các vụ việc phòng vệ thương mại mà thép Việt Nam là đối tượng đang bị điều tra. Bộ Công thương cũng sẽ làm việc với các nước để nắm bắt các thay đổi về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm thép để kịp thời cảnh báo cho các doanh nghiệp trong nước.