Trước đó, ngày 4-10, Cơ quan phòng vệ thương mại (DECOM) thuộc Cục Ngoại thương - Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Brazil thông báo tiến hành rà soát hoàng hôn biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Phần Lan, Đài Loan và Việt Nam.
Thép không gỉ cán nguội bị rà soát hoàng hôn bao gồm các mã HS: 7219.32.00, 7219.33.00, 7219.34.00, 7219.35.00 và 7220.20.00. Vụ việc rà soát được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước (Công ty Aperam Inox America do Sul S.A) vào ngày 27-4. Trên cơ sở thông báo tiến hành rà soát vụ việc, DECOM yêu cầu các công ty xuất khẩu có liên quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ trả lời bản câu hỏi dành cho nhà xuất khẩu và gửi lại DECOM đúng thời hạn (30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo).
Cũng trong tháng 11, Cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) đã có thông báo kết luận cuối cùng về phá giá và trợ cấp đối với một số sản phẩm thép cán nguội dạng cuộn hoặc thanh nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Theo đó, CBSA kết luận biên độ bán phá giá và biên độ trợ cấp lần lượt dành cho các nhà xuất khẩu sản phẩm liên quan của Việt Nam là 99,2% và 6,5%; với Hàn Quốc là 53% và 11,3%; với Trung Quốc là 91,9% và 11,6%.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, chưa kể 2 vụ việc trên, tính đến tháng 11, Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá 78 vụ; 12 vụ kiện chống trợ cấp và 17 vụ kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá.
Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam lý giải nguyên nhân là do sự trỗi dậy của các hiệp định thương mại, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, nhiều vụ kiện đến từ các thị trường chính của Việt Nam như ASEAN, Hoa Kỳ, EU...
Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Bộ Công thương cần sử dụng mạnh hơn công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất thép nội địa.