Ngành nuôi biển Việt Nam đứng trước khó khăn trong năm 2024

Ngày 25-11, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị “Thực trạng cung ứng con giống, thức ăn, vật tư nuôi biển; truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam” tại Khánh Hòa.
Ngành nuôi biển Việt Nam đứng trước khó khăn trong năm 2024

Theo báo cáo của Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), năm 2022, diện tích nuôi biển của nước ta đạt hơn 256.000 ha, sản lượng đạt gần 750.000 tấn; năm 2023, sản lượng có thể đạt gần 800.000 tấn.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị

Mặc dù vậy, phát triển ngành nuôi biển còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là phát triển nuôi biển công nghiệp như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch nuôi biển chưa tốt, hoạt động nuôi tự phát, phá vỡ quy hoạch còn phổ biến dẫn đến ô nhiễm môi trường, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, khó phát triển đồng bộ. Công nghệ sản xuất giống, quản lý sức khỏe và môi trường vùng nuôi, phòng trị bệnh trên đối tượng nuôi còn nhiều hạn chế. Hạ tầng phục vụ nuôi biển công nghiệp, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ (hệ thống lồng nuôi; thiết bị quan trắc và giám sát môi trường, dịch bệnh; công nghệ thu hoạch và vận chuyển; công nghệ chế biến và phát triển thị trường…) chưa phát triển đồng bộ. Nguồn lực (tài chính và nhân lực) còn hạn chế. Nghiên cứu, dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển còn yếu…

Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Tuy nhiên, trong tình hình mới, phát triển ngành nuôi biển ở Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là phát triển nuôi biển công nghiệp.

Tin cùng chuyên mục