Để ngăn chặn các sự cố cháy nổ do điện gây ra, ngành điện TPHCM khuyến cáo mỗi gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, thiết bị điện, bếp đun để kịp thời khắc phục những nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ.
Báo SGGP đã trao đổi với ông Phạm Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc, người phát ngôn của Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC), về những nỗ lực của ngành điện trong phòng ngừa cháy nổ trên địa bàn TPHCM.
- PHÓNG VIÊN: Để chủ động phòng chống các sự cố cháy nổ do điện gây ra, EVNHCMC đã tiến hành kiểm tra các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Kết quả thế nào thưa ông?
>> Ông PHẠM QUỐC BẢO: Theo quy định của Luật Điện lực, ngành điện có nhiệm vụ quản lý và kiểm tra hệ thống điện đến trước công tơ điện, còn từ công tơ điện trở về sau thuộc trách nhiệm của người sử dụng điện. Tuy nhiên, để góp phần đảm bảo an toàn, phòng chóng cháy nổ do sử dụng điện tại hộ gia đình, trong năm 2017, EVNHCMC đã tiến hành khảo sát hệ thống điện tại 15.507 hộ trên địa bàn. Kết quả khảo sát có 13.489 hộ đạt yêu cầu cơ bản về sử dụng điện an toàn (chiếm 86,98%), số hộ còn lại vẫn còn thiếu sót, tồn tại trong hệ thống điện sau điện kế, có thể gây mất an toàn trong sử dụng điện. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình có thói quen sử dụng điện sinh hoạt không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao.
EVNHCMC đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra gần 42.000 điểm ở khu dân cư, cơ sở trọng điểm, cơ sở sản xuất quy mô lớn… và phát hiện nhiều lỗi vi phạm về sử dụng điện, chủ yếu do hệ thống điện sau điện kế câu mắc không đảm bảo an toàn, dây dẫn điện không có ống nhựa bảo vệ, nhiều thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn nhưng sử dụng chung 1 ổ cắm điện hoặc khu vực dưới sàn nâng kỹ thuật, phòng kỹ thuật điện bố trí nhiều hàng hóa vật dụng, dây dẫn không luồn trong ống bảo vệ, bị xuống cấp.
- Từ kết quả như trên, EVNHCMC đã có những giải pháp nào để khắc phục?
EVNHCMC đã kịp thời phối hợp xử lý các trường hợp hệ thống điện gia đình mất an toàn; tư vấn để các đơn vị thay thế, sửa chữa lại hệ thống điện nội bộ. Đồng thời, báo cáo kết quả và gửi danh sách các hộ gia đình, khu dân cư, chung cư... có nhiều điểm mất an toàn trong sử dụng điện đến UBND các cấp và cơ quan cảnh sát PCCC để theo dõi, kiểm tra, phúc tra nhằm ngăn ngừa các trường hợp tái diễn mất an toàn hệ thống điện.
Song song đó, EVNHCMC cũng thường xuyên tuyên truyền an toàn sử dụng điện trong nhân dân. Phát đến các hộ 792.381 quyển “Cẩm nang sử dụng điện an toàn”, 114.068 quyển “Sổ tay PCCC điện gia đình” và 229.233 tờ rơi. Bổ sung các nội dung cam kết đảm bảo an toàn điện, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện vào 332.797 hợp đồng mua bán điện sinh hoạt. Phối hợp các chính quyền địa phương tổ chức 319 lượt tuyên truyền, huấn luyện để nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn điện, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện trong hộ gia đình; trình chiếu các đoạn phim an toàn điện tại 145 vị trí gắn màn hình LCD ở các khu vực đông người (nơi tiếp dân của địa phương, khu vực chờ khám bệnh, khu vực mua sắm…) nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng đối tượng tuyên truyền trong nhân dân.
- Bước vào mùa khô năm 2018 đã xảy ra một số vụ cháy nghiêm trọng, vậy để hạn chế sự cố cháy nổ do điện, tổng công ty đã có những giải pháp cần kíp gì trước mắt, thưa ông?
Tổng công ty đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng (Sở Công thương, Cảnh sát PCCC, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông…) và chính quyền địa phương các cấp tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn; kiểm tra an toàn điện trong địa bàn dân cư và khu vực sản xuất; đề xuất và phối hợp xử lý các điểm có nguy cơ mất an toàn điện.
Cùng với đó, EVNHCMC thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền như xây dựng bảng tin khu phố về an toàn sử dụng điện; tổ chức chương trình sử dụng an toàn, tiết kiệm điện tại các trường học, khu dân cư…. Tiếp tục khảo sát, tư vấn về sử dụng điện an toàn cho ít nhất 20.000 khách hàng ở các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao do sử dụng điện. Tiến hành cải tạo mạng điện trong nhà không đảm bảo an toàn cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo.
Tổng công ty sẽ tiếp tục kiểm tra các tuyến hẻm hoặc khu vực có dây thông tin, đèn dân lập, dây mắc điện, dây sau điện kế chằng chịt để kiến nghị đề xuất xử lý an toàn. Phối hợp với ban quản lý các khu chung cư kiểm tra toàn diện hệ thống điện ít nhất 2 lần/năm.
Đối với công tác đảm bảo phòng chóng cháy nổ liên quan đến hệ thống điện, EVNHCMC phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng địa phương để không xảy ra các trường hợp lấn chiếm, tụ tập buôn bán gần, dưới trụ điện, trạm điện. Không để phát sinh mới công trình xây dựng vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp…
- PHÓNG VIÊN: Để chủ động phòng chống các sự cố cháy nổ do điện gây ra, EVNHCMC đã tiến hành kiểm tra các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Kết quả thế nào thưa ông?
>> Ông PHẠM QUỐC BẢO: Theo quy định của Luật Điện lực, ngành điện có nhiệm vụ quản lý và kiểm tra hệ thống điện đến trước công tơ điện, còn từ công tơ điện trở về sau thuộc trách nhiệm của người sử dụng điện. Tuy nhiên, để góp phần đảm bảo an toàn, phòng chóng cháy nổ do sử dụng điện tại hộ gia đình, trong năm 2017, EVNHCMC đã tiến hành khảo sát hệ thống điện tại 15.507 hộ trên địa bàn. Kết quả khảo sát có 13.489 hộ đạt yêu cầu cơ bản về sử dụng điện an toàn (chiếm 86,98%), số hộ còn lại vẫn còn thiếu sót, tồn tại trong hệ thống điện sau điện kế, có thể gây mất an toàn trong sử dụng điện. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình có thói quen sử dụng điện sinh hoạt không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao.
EVNHCMC đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra gần 42.000 điểm ở khu dân cư, cơ sở trọng điểm, cơ sở sản xuất quy mô lớn… và phát hiện nhiều lỗi vi phạm về sử dụng điện, chủ yếu do hệ thống điện sau điện kế câu mắc không đảm bảo an toàn, dây dẫn điện không có ống nhựa bảo vệ, nhiều thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn nhưng sử dụng chung 1 ổ cắm điện hoặc khu vực dưới sàn nâng kỹ thuật, phòng kỹ thuật điện bố trí nhiều hàng hóa vật dụng, dây dẫn không luồn trong ống bảo vệ, bị xuống cấp.
- Từ kết quả như trên, EVNHCMC đã có những giải pháp nào để khắc phục?
EVNHCMC đã kịp thời phối hợp xử lý các trường hợp hệ thống điện gia đình mất an toàn; tư vấn để các đơn vị thay thế, sửa chữa lại hệ thống điện nội bộ. Đồng thời, báo cáo kết quả và gửi danh sách các hộ gia đình, khu dân cư, chung cư... có nhiều điểm mất an toàn trong sử dụng điện đến UBND các cấp và cơ quan cảnh sát PCCC để theo dõi, kiểm tra, phúc tra nhằm ngăn ngừa các trường hợp tái diễn mất an toàn hệ thống điện.
Song song đó, EVNHCMC cũng thường xuyên tuyên truyền an toàn sử dụng điện trong nhân dân. Phát đến các hộ 792.381 quyển “Cẩm nang sử dụng điện an toàn”, 114.068 quyển “Sổ tay PCCC điện gia đình” và 229.233 tờ rơi. Bổ sung các nội dung cam kết đảm bảo an toàn điện, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện vào 332.797 hợp đồng mua bán điện sinh hoạt. Phối hợp các chính quyền địa phương tổ chức 319 lượt tuyên truyền, huấn luyện để nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn điện, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện trong hộ gia đình; trình chiếu các đoạn phim an toàn điện tại 145 vị trí gắn màn hình LCD ở các khu vực đông người (nơi tiếp dân của địa phương, khu vực chờ khám bệnh, khu vực mua sắm…) nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng đối tượng tuyên truyền trong nhân dân.
- Bước vào mùa khô năm 2018 đã xảy ra một số vụ cháy nghiêm trọng, vậy để hạn chế sự cố cháy nổ do điện, tổng công ty đã có những giải pháp cần kíp gì trước mắt, thưa ông?
Tổng công ty đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng (Sở Công thương, Cảnh sát PCCC, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông…) và chính quyền địa phương các cấp tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn; kiểm tra an toàn điện trong địa bàn dân cư và khu vực sản xuất; đề xuất và phối hợp xử lý các điểm có nguy cơ mất an toàn điện.
Cùng với đó, EVNHCMC thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền như xây dựng bảng tin khu phố về an toàn sử dụng điện; tổ chức chương trình sử dụng an toàn, tiết kiệm điện tại các trường học, khu dân cư…. Tiếp tục khảo sát, tư vấn về sử dụng điện an toàn cho ít nhất 20.000 khách hàng ở các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao do sử dụng điện. Tiến hành cải tạo mạng điện trong nhà không đảm bảo an toàn cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo.
Tổng công ty sẽ tiếp tục kiểm tra các tuyến hẻm hoặc khu vực có dây thông tin, đèn dân lập, dây mắc điện, dây sau điện kế chằng chịt để kiến nghị đề xuất xử lý an toàn. Phối hợp với ban quản lý các khu chung cư kiểm tra toàn diện hệ thống điện ít nhất 2 lần/năm.
Đối với công tác đảm bảo phòng chóng cháy nổ liên quan đến hệ thống điện, EVNHCMC phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng địa phương để không xảy ra các trường hợp lấn chiếm, tụ tập buôn bán gần, dưới trụ điện, trạm điện. Không để phát sinh mới công trình xây dựng vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp…