Đề cập đến nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành năm 2021, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho hay, đây là năm đầu tiên triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025, với chủ đề năm 2021 của TP là “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, ngành công thương sẽ bám sát các nội dung này để thực hiện đạt hiệu quả.
Theo đó, Sở Công thương sẽ xây dựng, triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2021, rà soát các tiêu chí còn hạn chế liên quan đến ngành công thương trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để có giải pháp cải thiện mạnh mẽ. Xây dựng kế hoạch tiếp xúc, làm việc với các hội ngành nghề, DN để nắm bắt tình hình phát triển và các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển ngành, đề xuất TP các giải pháp tháo gỡ khó khăn; tổ chức hội nghị tiếp xúc, tháo gỡ khó khăn cho DN; triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN như kết nối ngân hàng - DN, xúc tiến thương mại, kích cầu đầu tư, tìm kiếm mặt bằng, quỹ đất cho đầu tư phát triển...
Sở cũng sẽ phối hợp Sở KH-ĐT TP, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; trong đó ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao; triển khai Quyết định số 2164 của UBND TP ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 02 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020…
Bên cạnh việc triển khai các nội dụng theo chủ đề năm 2021, sở sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ hồi phục sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển thị trường, trong đó tập trung phát triển công nghiệp theo đúng định hướng, ưu tiên đầu tư phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu; xây dựng và hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ của TP làm động lực để phát triển các ngành công nghiệp khác. Ưu tiên phát triển quỹ đất phục vụ công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp khởi nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
Xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của TP năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 nhằm hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thành những thương hiệu mạnh của TP, mang tầm khu vực. Xây dựng kế hoạch triển khai 3 chương trình hỗ trợ phát triển DN và sản phẩm các ngành cơ khí - tự động hóa, cao su - nhựa, chế biến thực phẩm giai đoạn 2020-2030.
Trong công tác xúc tiến sẽ xây dựng, triển khai kế hoạch tổng thể xúc tiến công thương TP năm 2021; trong đó ngày càng nâng cao hiệu quả tổ chức các chương trình như hội nghị kết nối cung - cầu giữa TPHCM và các tỉnh, TP năm 2021; cập nhật, chia sẻ thông tin thị trường, điều phối hàng hóa, phối hợp xử lý biến động thị trường; giới thiệu mặt bằng cho đơn vị bán lẻ TP phục vụ công tác phát triển điểm bán, sớm mở rộng quy mô hệ thống đủ sức cạnh tranh với các hệ thống nước ngoài, kết nối hai chiều, góp phần hình thành các chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ.
Các chương trình xúc tiến thương mại thực hiện theo hướng gắn với nhóm sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu tiêu biểu trong bối cảnh hội nhập quốc tế; xúc tiến thương mại bắt đầu từ nhu cầu thực tiễn của cộng đồng DN, trong đó xây dựng và trình UBND TP danh mục sản phẩm hàng hóa xuất khẩu gắn liền với từng thị trường (trong đó chú trọng đến các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do) cần ưu tiên thực hiện hoạt động xúc tiến để hỗ trợ phát triển xuất khẩu.
Trong lĩnh vực công nghiệp, sở sẽ triển khai chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP đến năm 2025; tổ chức kết nối cung cầu trực tiếp giữa các DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và các DN FDI, DN sản xuất công nghiệp đầu cuối; thực hiện chương trình nâng cao trình độ, năng lực quản trị, năng suất sản xuất và quản trị chất lượng sản phẩm cho DN công nghiệp hỗ trợ năm 2021; xây dựng, triển khai kế hoạch hỗ trợ các DN có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu TPHCM năm 2020.
5 nhiệm vụ trọng tâmXây dựng kế hoạch phát triển ngành công thương TP giai đoạn 2021-2025, trong đó hướng đến mục tiêu hỗ trợ phát triển nhanh các ngành kinh tế chủ lực có giá trị gia tăng cao, phát triển công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ dựa trên nền tảng công nghiệp công nghệ cao và kinh tế số; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ và tiếp tục phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu. mThông qua các Hội đồng phát triển ngành công nghiệp TP, Hội đồng ngành logistics TP triển khai kế hoạch thực hiện 3 chương trình hỗ trợ phát triển DN và sản phẩm ngành cơ khí - tự động hóa, cao su - nhựa, chế biến thực phẩm TPHCM giai đoạn 2020-2030 và Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. * Triển khai Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tín dụng và Nhà nước để hỗ trợ vốn cho DN khởi nghiệp, DN nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2020-2025 (theo Kế hoạch số 4857/KH-UBND ngày 18-12-2020 của UBND TP). * Triển khai các quy hoạch, chương trình, đề án, kế hoạch trọng tâm, bao gồm: Đề án phát triển xuất khẩu trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TPHCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển ngành thương mại điện tử trên địa bàn TPHCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án trung tâm kinh doanh hương liệu, hóa chất TP; Đề án sàn giao dịch heo hơi; Kế hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. * Quy hoạch phát triển điện lực TPHCM giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035; Kế hoạch ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa cáp viễn thông trên địa bàn TP giai đoạn năm 2021-2025; Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn TP. |