Tuy nhiên, 95% kim ngạch xuất khẩu đến từ khối doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); trong khi đó, DN trong nước hiện chỉ thuần khai thác các sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ ước tăng 5% - 10%.
Thuần gia công
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu mặt hàng điện tử lớn thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN với hàng chục tỷ USD mỗi năm. Trong giai đoạn 2005-2014, số lượng DN điện tử tăng nhanh, từ 256 DN lên trên 1.000 DN. Số lượng việc làm trong ngành công nghiệp điện tử cũng tăng 7 lần trong vòng 8 năm, từ 46.000 lao động năm 2005 lên 327.000 lao động vào năm 2013 và 500.000 lao động vào năm 2016. Đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu điện tử vượt ngưỡng 70 tỷ USD.
Thuần gia công
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu mặt hàng điện tử lớn thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN với hàng chục tỷ USD mỗi năm. Trong giai đoạn 2005-2014, số lượng DN điện tử tăng nhanh, từ 256 DN lên trên 1.000 DN. Số lượng việc làm trong ngành công nghiệp điện tử cũng tăng 7 lần trong vòng 8 năm, từ 46.000 lao động năm 2005 lên 327.000 lao động vào năm 2013 và 500.000 lao động vào năm 2016. Đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu điện tử vượt ngưỡng 70 tỷ USD.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là 95% kim ngạch xuất khẩu lại đến từ khối DN FDI. Chỉ tính riêng năm 2016, trong tổng số điện thoại di động và linh kiện xuất khẩu với trị giá hơn 34 tỷ USD thì các DN FDI đã chiếm đến 99,8%. Điều đó cho thấy, vai trò của DN trong nước rất mờ nhạt, thiếu sức sống. Phần lớn DN nội vẫn chủ yếu tham gia vào công đoạn lắp ráp, cung cấp dịch vụ và linh kiện đơn giản nên giá trị gia tăng thấp, thiếu sức cạnh tranh hoặc thiếu định hướng chiến lược rõ ràng.
Đáng chú ý, trong một thời giai dài ở Việt Nam đã có quá nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực này nhưng chủ lực xuất khẩu điện tử vẫn là các DN nước ngoài, còn DN trong nước chỉ thuần khâu lắp ráp, gia công. Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện nay đang trở thành công xưởng sản xuất hàng điện tử của thế giới và là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử. Hiện lĩnh vực này thu hút hơn 10 tỷ USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel… kéo theo sự xuất hiện của các DN cung ứng linh kiện, phụ kiện cho các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, ti vi…
Đáng chú ý, trong một thời giai dài ở Việt Nam đã có quá nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực này nhưng chủ lực xuất khẩu điện tử vẫn là các DN nước ngoài, còn DN trong nước chỉ thuần khâu lắp ráp, gia công. Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện nay đang trở thành công xưởng sản xuất hàng điện tử của thế giới và là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử. Hiện lĩnh vực này thu hút hơn 10 tỷ USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel… kéo theo sự xuất hiện của các DN cung ứng linh kiện, phụ kiện cho các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, ti vi…
Chưa kể, ngành điện tử hiện phải nhập khẩu khoảng 77% giá trị sản phẩm vì tỷ lệ cung ứng các linh kiện điện tử từ DN nội địa rất thấp. Phần sản xuất nội địa chỉ tập trung vào một số linh kiện cơ khí, nhựa - cao su. Trong khi các DN FDI trong ngành này đang đứng trước sức ép phải giảm chi phí linh kiện, phụ kiện thì các DN điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ ước tăng 5% - 10% nên khó có thể cạnh tranh với DN ngoại. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Thị Kiều, Đại học Quốc gia TPHCM, cho rằng nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do Việt Nam còn thiếu chiến lược dài hạn để phát triển ngành công nghiệp điện tử. Việc thực thi chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ còn chậm.
Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, thiết kế phát triển sản phẩm (R&D) của DN Việt Nam còn yếu. Do vậy, hầu hết DN Việt Nam chỉ thực hiện gia công sản phẩm chứ chưa thực hiện được các công đoạn chủ lực trong chuỗi giá trị của ngành. Hiện ở Việt Nam vẫn tồn tại sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ngành điện tử, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử.
Xây dựng chiến lược dài hạn
Để chủ động và phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp điện tử, các chuyên gia khuyến nghị cần tập trung nghiên cứu, xây dựng các dự án cấp quốc gia nhằm xác định rõ chiến lược phát triển của ngành; trong đó, chú trọng tới việc xác định sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn. Mỗi DN cũng cần xác định phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp cũng như tính đến khả năng đón đầu xu hướng tiêu dùng và phát triển công nghệ chung của thế giới.
Xây dựng chiến lược dài hạn
Để chủ động và phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp điện tử, các chuyên gia khuyến nghị cần tập trung nghiên cứu, xây dựng các dự án cấp quốc gia nhằm xác định rõ chiến lược phát triển của ngành; trong đó, chú trọng tới việc xác định sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn. Mỗi DN cũng cần xác định phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp cũng như tính đến khả năng đón đầu xu hướng tiêu dùng và phát triển công nghệ chung của thế giới.
Bên cạnh đó, phải có sự kết hợp nhiều yếu tố, từ cấp vĩ mô đến DN, sự ủng hộ và chia sẻ hiệu quả của hiệp hội ngành nghề. “Muốn xây dựng ngành điện tử đích thực, đòi hỏi có sự táo bạo, nguồn đầu tư vật chất lớn của đội ngũ DN. Đặc biệt, cần vận động DN nước ngoài chủ động chuyển giao công nghệ hiện đại cho đối tác Việt Nam, kể cả kinh nghiệm, cách làm phù hợp để tiệm cận, làm chủ tình hình trong bối cảnh hội nhập”, TS Nguyễn Thị Kiều đề xuất giải pháp. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế huy động nguồn lực tổng hợp, nhất là chất xám để tạo ra sự đột phá, ứng dụng chất xám trong việc sáng tạo ra sản phẩm mới, với ý tưởng độc đáo nhằm tạo dựng uy tín của ngành điện tử Việt Nam.
Ngoài ra, Chính phủ cần xác định công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân để có kế hoạch dài hạn phát triển ngành này, có sự quan tâm đầu tư thích đáng. Xem xét ưu đãi hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho các công đoạn R&D, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp tập trung.
Ngoài ra, Chính phủ cần xác định công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân để có kế hoạch dài hạn phát triển ngành này, có sự quan tâm đầu tư thích đáng. Xem xét ưu đãi hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho các công đoạn R&D, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp tập trung.
Bên cạnh đó, cần xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ có hàm lượng trí tuệ cao, tận dụng lợi thế về thiết kế, tích hợp hệ thống và khả năng lập trình để có những sản phẩm giá trị gia tăng vượt trội. Đồng thời, nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật tương thích, hài hòa với các chuẩn quốc tế trong lĩnh vực điện tử; tạo điều kiện trong việc tiếp thu, phát triển và tương thích hóa các công nghệ và hệ thống thiết bị điện tử trong điều kiện Việt Nam. Xây dựng và ban hành nghị định riêng về phát triển công nghiệp điện tử; trong đó quy định các biện pháp tổng hợp như phát triển kỹ thuật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tài chính, đảm bảo vị trí, khai thác thị trường...