Ngân hàng tăng tốc hậu thuẫn tín dụng, gạo Việt đón cơ hội lớn năm 2024

Từ đầu tháng 3-2024, các ngân hàng đang tăng tốc đẩy mạnh tín dụng đến với chuỗi cung ứng ngành lúa gạo, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hướng đến mục tiêu kim ngạch 5 tỷ USD và tăng giá trị, mang ấm no cho bà con nông dân đặc biệt ở các vùng trồng chuyên canh sản xuất.

Tăng tốc giải ngân tín dụng ngành lúa gạo

Năm 2024 đang bắt đầu với bà con nông dân trên cả nước, đặc biệt ở “vựa lúa” Đồng bằng Sông Cửu Long khi vụ Đông Xuân vào mùa thu hoạch. Ghi nhận thị trường cho thấy lúa vụ Đông Xuân ở nhiều tỉnh thuộc khu vực đạt năng suất cao, bán được giá.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo giá gạo xuất khẩu thời gian tới khả năng cao. Do đó các doanh nghiệp ngay từ bây giờ nếu có nguồn tín dụng dồi dào để tăng tích trữ và mạnh dạn ký các đơn hàng lớn, sẽ có hiệu quả cao cả về giá và lượng cho toàn chuỗi liên kết sản xuất.

px036920-6752.jpg

Thực hiện Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về việc tiếp tục tăng cường cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo, cho vay theo chuỗi giá trị, cho vay liên kết; cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu… nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên tại các địa phương Đồng bằng Sông Cửu Long, HDBank cho biết từ tháng 3-2024, nhà băng sẽ tăng tốc giải ngân lớn, giá trị có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho ngành lúa gạo.

Trong đó, những đối tác dẫn đầu chuỗi liên kết sản xuất ngành lúa gạo của HDBank và cũng là doanh nghiệp đầu ngành nông sản lúa gạo Việt Nam, điển hình như Tập đoàn Lộc Trời, được cấp hạn mức tín dụng lên tới gần 5.000 tỷ đồng để nắm bắt thời cơ trong vụ Đông Xuân này.

Tiếp sức tăng giá trị gạo Việt, thúc đẩy tín dụng xanh và phát triển bền vững

Lộc Trời hiện là Tập đoàn dịch vụ nông nghiệp hàng đầu Việt Nam. Điều quan trọng là theo sau Lộc Trời và các doanh nghiệp mà HDBank đồng hành, còn có những ha lúa, cánh đồng mẫu lớn gắn sinh kế của nghìn hộ nông dân, hàng trăm đại lý cung ứng vật tư…

Từ đây, dấu ấn của HDBank trong hành trình tiếp sức cho đời sống của bà con, doanh nghiệp và thực hiện đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", ngày càng lan tỏa.

hinh-1-3150.jpg

Khẳng định nông nghiệp và khu vực nông thôn có gốc rễ gắn chặt từ quá trình đổi mới của ngân hàng hơn chục năm trước, ông Phạm Quốc Thanh, Tổng Giám đốc HDBank biết trong những năm qua, HDBank đã tiên phong thúc đẩy tín dụng xanh và đóng góp quan trọng cho chuỗi tăng trưởng bền vững ngành.

“Trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung, ngành lúa gạo nói riêng, ngân hàng triển khai thành công hoạt động tài trợ các chuỗi giá trị có quy mô lớn như Lộc Trời, CP, Unilever... Nhiều năm qua, HDBank là một trong những ngân hàng thương mại dẫn đầu trong tín dụng xanh, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững với nhiều chương trình ưu đãi thiết thực liên tục được triển khai. Đến nay, HDBank đã tiên phong triển khai ứng dụng số đến với bà con nông dân và đại lý, doanh nghiệp địa phương, giúp khách hàng dễ dàng kết nối và giao dịch mọi lúc, mọi nơi, giúp cho những “dấu chân carbon” ngày càng mờ đi trên chuỗi cung ứng, liên kết sản xuất lúa gạo”, ông Thanh chia sẻ.

Nguồn vốn của HDBank dành cho các doanh nghiệp lúa gạo, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho doanh nghiệp và chuỗi liên kết sản xuất đón được thời cơ để tích trữ, tăng chuyên canh sản xuất, hướng đến bù đắp khoản thiếu hụt nguồn cung gạo thế giới- dự kiến khoảng 5 triệu tấn/ năm 2024 theo dự báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.

Việc tăng tốc triển khai cho ngành lúa gạo Việt nhằm thúc đẩy hiệu quả các mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo, một mặt khác, cũng sẽ là cơ hội trưởng tín dụng của ngân hàng, với mục tiêu đưa dòng vốn vào đúng các lĩnh vực ưu tiên, chất lượng. Tín dụng xanh và số hóa của HDBank đang trực tiếp góp phần hỗ trợ bà con nông dân, doanh nghiệp ngành lúa gạo khẳng định vị thế “bếp ăn” toàn cầu Việt Nam bằng giá trị kim ngạch hàng tỷ USD, đồng thời với mục tiêu đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong thời kỳ mới.

Với mạng lưới gần 50 điểm giao dịch có mặt tại Đồng bằng Sông Cửu Long, HDBank luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân tại 13 tỉnh trên địa bàn, hỗ trợ các nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, thúc đẩy các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh và góp phần thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế địa phương, mang đến những sản phẩm dịch vụ tài chính văn minh và tiện lợi cho bà con, đồng hành cùng các Festival lúa gạo để quảng bá thương hiệu gạo Việt…

HDBank cũng đã triển khai nhiều chương trình thiện nguyện như trao tặng kinh phí xây dựng thư viện số và Quỹ học bổng khuyến học, trao tặng kinh phí xây dựng hàng trăm căn nhà đại đoàn kết, tặng hàng chục ngàn thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, hỗ trợ kinh phí cho hàng ngàn ca phẫu thuật mắt, trao tặng hàng chục máy lọc nước cho các tỉnh bị hạn xâm nhập mặn,… và nhiều hoạt động ý nghĩa khác. Các chương trình thiện nguyện là một phần của chiến lược ESG mà HDBank thực thi hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tin cùng chuyên mục