Ngăn chặn hay cho phép học sinh đi xe hơn 50cc?

Thực tế phụ huynh và các em đều biết học sinh đi xe hơn 50cc là vi phạm luật giao thông, nhưng nhiều trường hợp do nhà xa trường học và ba mẹ bận đi làm không thể đưa đón con nên vẫn cứ “làm bừa”.
Một số học sinh THPT sử dụng xe máy đi học, không đội nón bảo hiểm
Một số học sinh THPT sử dụng xe máy đi học, không đội nón bảo hiểm

Theo Luật Giao thông đường bộ, loại xe gắn máy 2 bánh hơn 50cc được gọi là mô tô, quy định chỉ người đủ 18 tuổi trở lên và có giấy phép lái xe mới được điều khiển. Tuy nhiên, trên đường phố TPHCM vào giờ đi học và tan học, thường thấy có nhiều học sinh THPT đi xe hơn 50cc. Vì sao như vậy?

Đủ kiểu đối phó

Trưa ngày 6-3, giờ tan trường, ở cổng phụ Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3) - nơi có bãi giữ xe, các em học sinh lấy xe ra về. Ngoài số học sinh đi xe đạp, xe điện, có nhiều học sinh đi xe máy.

Theo luật, người từ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (độ tuổi học sinh THPT) được điều khiển xe máy dưới 50cc, nhưng có nhiều em đi xe phân khối lớn. Dù trời nắng nóng, nhưng để tránh cảnh sát giao thông phát hiện là người chưa đủ 18 tuổi (khi thấy mặc đồng phục học sinh), nhiều em mặc áo khoác kín mít. Có những em không đội nón bảo hiểm và thậm chí chở 3, phóng nhanh, lạng lách trên đường Trần Quốc Toản. Thời điểm tan học buổi chiều, ghi nhận tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6) cũng có nhiều em học sinh sử dụng xe phân khối lớn.

Sáng ngày 7-3, tại cổng Trường THPT Trưng Vương (quận 1) cũng thấy hàng chục trường hợp học sinh sử dụng xe phân khối lớn. Các em phóng xe thẳng vào trường. Em nào kỹ hơn thì vòng xe về hướng cổng phụ, rồi leo lề và quẹo vào trường.

Anh Nguyễn Quang San (ở quận Bình Thạnh) cho biết: “Tôi đi làm và về thời điểm trùng với giờ vào học và tan học của học sinh trường này, thấy trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có một số học sinh chạy xe máy rất nhanh và ẩu. Phần đông các em đều quên bật đèn chuyển hướng, khiến nhiều lần tôi bị va quẹt. Sau này, quen rồi, đến cổng trường, tôi chạy chậm lại và nhìn vào vai của người đi trước. Cứ thấy tụi nó nghiêng vai chuyển hướng thì mình lo thắng lại, nhường đường”.

Cách đó không xa, một số học sinh Trường THCS Võ Trường Toản cũng đã sử dụng xe máy đến trường, dù độ tuổi học THCS đương nhiên chưa được phép sử dụng xe máy. Nhà trường không nhận giữ xe máy, nên các em này đưa xe qua gửi ở bãi xe của Thảo Cầm viên.

Bài toán khó

Căn cứ Điều 60 Luật Giao thông đường bộ, các em học sinh bậc THCS sử dụng xe máy và học sinh THPT sử dụng xe máy trên 50cc đều là vi phạm quy định pháp luật.

Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP (về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới) quy định phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô; phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe từ 50cc trở lên.

Thực tế hiện nay hành vi này bị xử lý nặng. Ngoài nộp phạt vi phạm hành chính, học sinh chưa có giấy phép lái xe mà đi xe trên 50cc còn bị cảnh sát giao thông tạm giữ xe và bị nhà trường buộc làm kiểm điểm. Vi phạm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xếp loại hạnh kiểm của các em. Dù vậy, việc học sinh điều khiển xe phân khối lớn đến trường vẫn tồn tại.

Thực tế phụ huynh và các em đều biết học sinh đi xe hơn 50cc là vi phạm luật giao thông, nhưng nhiều trường hợp do nhà xa trường học và ba mẹ bận đi làm không thể đưa đón con nên vẫn cứ “làm bừa”.

Trong khi đó, phụ huynh muốn mua cho con xe 50cc theo đúng quy định lại rất nan giải. Ông T.D.T. (phụ huynh của một học sinh lớp 11 Trường THPT Trưng Vương) phân trần: “Theo đúng độ tuổi, con tôi có thể điều khiển xe 50cc đến trường. Tuy nhiên, các hãng xe máy rất hiếm đưa ra thị trường loại xe này. Hình như dòng xe 50cc đã ngưng sản xuất lâu rồi”.

Thật vậy, đến các cửa hàng xe máy ở các quận 1, 5, 10, Bình Thạnh… đều không thấy bán loại xe 50cc. Chỉ có thể tìm được ở các điểm bán xe cũ đã qua sử dụng, chất lượng không đảm bảo nên thường xuyên bị trục trặc, hư xe dọc đường, không an toàn cho học sinh. Xe máy điện thì chất lượng vô chừng. Do vậy, nhiều phụ huynh cũng mặc cho con mình sử dụng xe phân khối lớn đến trường như là chuyện bất khả kháng.

Ông Lý Quốc Trung (ở quận Bình Tân) cho biết: “Con tôi đang học lớp 12 tại một trường ở quận 3. Ban giám hiệu nhà trường cũng yêu cầu phụ huynh cam kết không để con em mình sử dụng xe phân khối lớn đến trường. Mấy năm trước, tôi cố gắng thu xếp đưa đón con. Nay vợ chồng tôi làm việc theo ca, trong khi con còn phải đi học thêm để chuẩn bị thi tốt nghiệp, không có điều kiện đưa đón nên đành phải cho cháu sử dụng xe máy đến trường. Thể trạng học sinh THPT đã hoàn toàn có thể điều khiển xe máy an toàn. Với sự phát triển tâm sinh lý thế hệ trẻ nước ta hiện nay, theo tôi nên chỉnh luật để các cháu học sinh THPT đủ điều kiện sức khỏe có thể tham gia thi lấy bằng lái”.

Có thể thấy, giải pháp này khó thực thi vì còn liên quan đến hàng loạt vấn đề pháp lý về trách nhiệm dân sự, tuổi thành niên, và xung đột với giải pháp hướng tới hạn chế xe máy tại các đô thị.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Khu nội trú bỏ hoang giữa đồng mía ở Phú Yên: Huyện chỉ đạo sớm khắc phục, tránh lãng phí

Khu nội trú bỏ hoang giữa đồng mía ở Phú Yên: Huyện chỉ đạo sớm khắc phục, tránh lãng phí

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) vừa có văn bản phản hồi Báo SGGP, đồng thời báo cáo UBND tỉnh Phú Yên sau bài viết “Khu nội trú bỏ hoang giữa đồng mía” đăng trên Báo SGGP ngày 21-3-2025, phản ánh khu nội trú dành cho học sinh và giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (thị trấn Hai Riêng) bị bỏ hoang, gây lãng phí nhiều năm qua.

Vụ 400m đường ven biển ở tỉnh Hà Tĩnh bị gián đoạn thi công 14 năm: Đã hoàn thành, đưa vào sử dụng

Vụ 400m đường ven biển ở tỉnh Hà Tĩnh bị gián đoạn thi công 14 năm: Đã hoàn thành, đưa vào sử dụng

Ngày 7-4, phóng viên Báo SGGP ghi nhận chính quyền địa phương, các đơn vị chức năng, nhà thầu triển khai công tác giải phóng mặt bằng, huy động nhân lực, phương tiện, máy móc, vật liệu nỗ lực thi công khoảng 400m tuyến tỉnh lộ 547 (còn gọi là đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng) đoạn qua địa bàn thôn Tân Thắng, phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt ven biển: Mô hình không hiệu quả

Thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt ven biển: Mô hình không hiệu quả

Mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt cho cụm dân cư thôn Tân Dinh và thôn Liên Thành (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) từng được kỳ vọng giải quyết bài toán ô nhiễm trong cụm dân cư ven biển, hạn chế tình trạng nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường. Tuy nhiên, nhiều năm nay, mô hình này đã ngừng hoạt động và bỏ hoang, lãng phí.

Nhiều tàu thuyền, bè mảng mắc cạn trong cảng cá

Ngư dân mắc cạn trong cảng cá

Ngư dân xã Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh đến PV Báo SGGP, cảng cá Hoằng Phụ được đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng nhiều năm nay không phát huy được hiệu quả do luồng lạch bồi lắng, tàu thuyền, bè mảng khó ra vào. Nhiều ngư dân đã bỏ mặc thuyền, bè hư hỏng; người còn trụ lại được với nghề thì thường xuyên bị “mắc cạn” trong cảng.

Đảm bảo tất cả người có công đều được nhận quà tặng

Đảm bảo tất cả người có công đều được nhận quà tặng

Báo SGGP ngày 22-3 đăng thông tin “Sớm gia hạn thời gian nộp hồ sơ người có công”, phản ánh tình trạng nhiều người có công với cách mạng, được tặng thưởng Huân chương, Huy chương ở phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TPHCM không kịp nộp hồ sơ người có công để nhận quà từ UBND TPHCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) do thời gian đăng ký ngắn, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người có công cũng như ý nghĩa chương trình.

Hà Nội đưa “mắt thần” giám sát rác thải: Thêm cơ chế khuyến khích vai trò giám sát của người dân

Hà Nội đưa “mắt thần” giám sát rác thải: Thêm cơ chế khuyến khích vai trò giám sát của người dân

Trước tình trạng đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, TP Hà Nội đã yêu cầu nhiều địa phương của thành phố lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu dân cư, tuyến phố để phạt “nguội” những người đổ rác bừa bãi. Giải pháp này được đánh giá là khá hiệu quả; tuy nhiên, cùng với việc ứng dụng công nghệ hiện đại để giám sát, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân.

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Sau khi đăng bài “Làm mới vỉa hè, "bức tử" cây xanh”, Báo SGGP đã nhận được phản ánh của người dân ở phường 13, quận 5, TPHCM về việc đơn vị thi công cải tạo Công viên Thăng Long đã đốn hạ nhiều cây xanh.

Vụ “Cấp giấy phép xây dựng nhà… trên đường”: Tháo dỡ toàn bộ công trình cột, kèo sắt lấn chiếm đường

Vụ “Cấp giấy phép xây dựng nhà… trên đường”: Tháo dỡ toàn bộ công trình cột, kèo sắt lấn chiếm đường

Báo SGGP ngày 14-2-2025 có đăng bài “Cấp giấy phép xây dựng nhà… trên đường”, nêu phản ánh của bà Trịnh Thị Gái (ở số 22/10/17, đường Bùi Công Trừng, ấp 21, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn). Gia đình bà Gái đã hiến đất mở đường phục vụ công tác bố trí tái định cư của địa phương, nhưng chính quyền cấp giấy phép xây dựng nhà trên đường. Bà Trịnh Thị Gái bức xúc, đã xây dựng hàng rào trên đường, gây khó khăn cho việc lưu thông của người dân.

Thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam ở tỉnh Hà Tĩnh làm ảnh hưởng nhà dân: Nhiều hộ dân vẫn chưa đồng tình mức hỗ trợ

Thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam ở tỉnh Hà Tĩnh làm ảnh hưởng nhà dân: Nhiều hộ dân vẫn chưa đồng tình mức hỗ trợ

Báo SGGP ngày 23-1-2025 có bài viết “Hà Tĩnh: Nhiều nhà dân cạnh dự án thi công đường bộ cao tốc Bắc - Nam bị nứt”, phản ánh hàng loạt hộ dân ở huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh lo lắng vì quá trình máy móc thi công lu, đầm liên tục tại dự án trên đã khiến nhà cửa, công trình phụ bị nứt.

Sớm gia hạn thời gian nộp hồ sơ người có công

Sớm gia hạn thời gian nộp hồ sơ người có công

Ông Nguyễn Văn Minh (ngụ tại 97 đường số 9, phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TPHCM), gọi điện đến Đường dây nóng Báo SGGP phản ánh: là cựu chiến binh, chúng tôi rất vui khi biết trong dịp lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), TPHCM tặng quà cho người có công, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương.

Khu nội trú bỏ hoang giữa đồng mía

Khu nội trú bỏ hoang giữa đồng mía

Nhiều người dân ở khu phố 6 (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) phản ánh đến Báo SGGP về công trình nội trú của học sinh, giáo viên ở huyện này bị bỏ hoang gần 10 năm qua. Trong khi cả khu đất rộng gần 1,4ha được chuyển đổi sang trồng mía, khu nội trú cao 3 tầng, gồm 24 căn phòng nằm lẻ loi giữa đồng mía.

Đường ven biển Hà Tĩnh xuống cấp nặng

Đường ven biển Hà Tĩnh xuống cấp nặng

Tuyến đường ven biển Hà Tĩnh có chiều dài khoảng 120km, đi qua 6 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh, được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Đây là một trong những tuyến giao thông trục dọc của Hà Tĩnh, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Rạch Ruột Ngựa đã bị bồi lấp

Rạch Ruột Ngựa đã bị bồi lấp

Rạch Ruột Ngựa (khu phố 32, phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TPHCM) có chức năng tiêu thoát nước cho các khu dân cư thuộc phường Phước Long B, nhưng đã bị san lấp trái phép, khiến tình trạng ngập nước mỗi khi trời mưa càng trầm trọng.

Sống thấp thỏm bên bờ sông sạt lở

Sống thấp thỏm bên bờ sông sạt lở

Nhiều năm nay, kè của tuyến đê Hữu Nghèn bên sông Vách Nam ở xã Thạch Long (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), bờ sông Trà Bồng ở xã Bình Trung (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và bờ sông Vĩnh Định ở xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp đường dân sinh, nhà cửa. Tuy nhiên, đến nay các vị trí sạt lở vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa khiến người dân lo lắng, bất an.

Thủ tục làm thẻ căn cước khi không còn công an cấp huyện

Thủ tục làm thẻ căn cước khi không còn công an cấp huyện

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương từ ngày 1-3 chuyển toàn bộ chức năng cấp căn cước công dân của công an cấp huyện về công an cấp xã. Việc này dựa trên nguyên tắc: các địa phương sẽ lựa chọn địa điểm phù hợp, thuận tiện cho người dân để tổ chức cấp căn cước.

Trung tâm dạy nghề bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề bỏ hoang

Dự án Trung tâm Dạy nghề huyện Hương Khê được triển khai từ tháng 4-2011; đến tháng 6-2014, UBND huyện Hương Khê đã bàn giao dự án cho Trung tâm Hướng nghiệp và đào tạo nghề huyện Hương Khê tiếp nhận khai thác và quản lý, vận hành. Dự án có tổng diện tích sử dụng đất là 35.700m², tổng mức đầu tư 39,281 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư trái phiếu chính phủ và các nguồn hợp pháp khác.