Ngắm dàn kỵ binh tinh nhuệ sẵn sàng cho ngày đại lễ

Tại Đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 2 (phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức), đội kỵ binh của Đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Kỵ binh (K02 - Bộ Tư lệnh CSCĐ, Bộ Công an) đang bước vào giai đoạn huấn luyện cao điểm, sẵn sàng cho lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975-30-4-2025).

Theo Thượng tá Lê Sỹ Hà, thành viên Sở chỉ huy diễu binh, diễu hành Bộ Công an, Chỉ huy trưởng khối Cảnh sát Cơ động Kỵ binh, việc di chuyển ngựa từ miền Bắc vào miền Nam là một nhiệm vụ không hề đơn giản, đặc biệt trong điều kiện thay đổi khí hậu giữa hai vùng.

"Thời điểm chúng tôi di chuyển, ngoài Bắc đang vào cuối mùa lạnh, trong khi miền Nam, đặc biệt là khu vực TPHCM, đang ở giai đoạn cuối mùa khô, khí hậu oi bức, nắng gắt. Vì vậy, việc đầu tiên là phải làm sao cho cả người và ngựa thích nghi với điều kiện thời tiết mới," Thượng tá Lê Sỹ Hà chia sẻ.

z6528476320443_ba1ab453d3aaa57171c4152be6f81d68.jpg
z6528475969869_21fb94c9ba9fc6025647ebc489fd6ca2.jpg
z6528481393718_220f8ce5d5129ac0473961261eabe2a4.jpg
Mỗi ngày, đội kỵ binh gồm 62 chiến sĩ CSCĐ và 62 chú ngựa tập luyện từ 7 giờ 30 phút sáng đến 11 giờ trưa, buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 30 phút. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Để đảm bảo thể trạng và tinh thần tốt nhất cho lực lượng kỵ binh, quá trình huấn luyện được xây dựng theo nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp. Giai đoạn đầu là làm quen với môi trường, khí hậu, sau đó tiến hành tập luyện theo đúng nội dung, giáo trình, giáo án đã được phê duyệt.

z6528476255570_505a546e9d1f5bf0ed13f412873d171c.jpg
z6528476122987_573b2158971e4e8cb2a448df6deb8ab3.jpg

Thượng tá Lê Sỹ Hà cho biết: "Tính đến thời điểm hiện tại, người và ngựa đã phối hợp rất nhuần nhuyễn. Ngựa hiểu người và người cũng hiểu được ngựa. Sự phối hợp ăn ý này là kết quả của quá trình huấn luyện công phu, tỉ mỉ và bài bản".

z6528476170128_25a0d652621f0729a76eb10ec9bc23c8.jpg
z6528476447690_78796bc17973f31500735253ea427909.jpg
Hăng say luyện tập. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
z6528473171845_5342dc481268521cfb3490b14ebc96a1.jpg
z6528473194514_3c3d625484f82c31769687e688bbfcb5.jpg
Phút giây thư giãn trên lưng ngựa. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Mỗi chú ngựa trong đội hình có trọng lượng từ 300 - 400kg, được trang bị giáp bảo hộ toàn thân, đặc biệt ở các khớp chân và đầu gối để đảm bảo an toàn trong quá trình huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ.

Giống ngựa được lựa chọn cho lực lượng kỵ binh là giống có sức bền, khả năng chịu đựng cao và đặc biệt là tính kỷ luật tốt. Theo Thượng tá Lê Sỹ Hà, những con ngựa này có thể cảm nhận và phản ứng theo mệnh lệnh của người điều khiển một cách linh hoạt. Việc hình thành phản xạ giữa người và ngựa là thành quả của quá trình huấn luyện kéo dài, trong đó mỗi bước đi, mỗi động tác đều được rèn luyện lặp lại cho đến khi đạt sự ăn ý tuyệt đối.

z6528475220526_89b16b393e2d66b97bab0591b92babae.jpg
Là người có nhiệm vụ cầm cờ Tổ quốc trong đội hình diễu binh, Thiếu úy Đỗ Quốc Khánh hiểu hơn ai hết trọng trách mình mang trên vai. Lá cờ không chỉ là biểu tượng Quốc gia, mà còn là niềm tự hào, là trái tim của đoàn quân kỵ binh, là hình ảnh thiêng liêng giữa hàng triệu ánh mắt dõi theo ngày hội non sông. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
z6528473306772_1211e6c4ca30d68004085f0900b9c480.jpg
z6528473323859_f9c6884645d4ffdc1072fb1179007b5c.jpg
Chiến sĩ bổ sung nước, vitamin C trong giờ giải lao, sau khi tập luyện dưới cái nắng gay gắt tại TPHCM. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Kết thúc buổi tập, ngựa được đưa lên xe để cởi bỏ trang bị bảo hộ rồi dẫn về khu chuồng làm công tác kiểm tra sức khỏe, vệ sinh.

z6528471420271_e1ea59a570388987662b3fa4417a2904.jpg
z6528471975945_77d978ec85d13e98a7bf5a823493cf60.jpg
z6528472054433_58e874c2c27f1102186214f29ced32bf.jpg
z6528472036197_5f2bbe02819fe06c2269dd8654fca336.jpg
z6528471171268_287f8a6f9d181b8bb8e0d73c4dbd7fa0.jpg
z6528473436669_bce6b7dec9dfa5fde4a333bf3c493435.jpg
z6528477875957_3d2e1cfa37ae7f0dc2662aed75c33eed.jpg
z6528477816075_ff6c7c51ddf52d0facbe4cd20c020ac3.jpg
Chiến sĩ cởi và vệ sinh giáp ngựa sau khi hoàn thành buổi tập luyện. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Theo Thiếu tá Phạm Minh Tuấn, Phó Đội trưởng Đội chăn nuôi thú y, Đoàn Cảnh sát Cơ động Kỵ binh cho biết, công tác chăm sóc ngựa được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe và thể trạng tốt nhất cho từng cá thể.

z6542432143389_f3eebae855c54b11e250ad6408607245.jpg
Chiến sĩ vuốt ve, chăm sóc ngựa của mình. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
z6528471323728_16dd0b8d3bf08807699ce2df8e9395da.jpg
z6528471393037_09f7ed167aa994d83db9e45d7fa0bb8c.jpg
z6528472000931_76716d0a258968723de2407d328a055a.jpg

Ngựa được ăn cỏ khô Alfalfa đóng bánh; ngoài ra, khẩu phần ăn còn bao gồm cám tổng hợp có bổ sung tinh bột, vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Buổi sáng sớm trước khi tập luyện hoặc trước khi thực hiện nhiệm vụ, ngựa sẽ được ăn thêm cám để đảm bảo năng lượng.

Đá liếm bổ sung muối khoáng được treo tại chuồng để ngựa tự bổ sung khoáng khi cần thiết. Bên cạnh nước uống sạch, ngựa còn được bổ sung thêm nước điện giải pha vitamin C hàng ngày, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ giải nhiệt, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

z6528472158903_1b92caea4174a65c97e7184d4245d896.jpg
z6528471090749_e4564491b597097e6a7c309c828b86aa.jpg

Mỗi ngày, ngựa được tắm 1-2 lần, thường vào buổi chiều sau khi tập luyện hoặc trước và sau khi thực hiện nhiệm vụ. Việc này giúp chúng thư giãn, giảm căng thẳng cơ thể và giữ gìn vệ sinh.

Mỗi cá thể ngựa đều được theo dõi sức khỏe hàng ngày. Việc kiểm tra bao gồm đo thân nhiệt, quan sát biểu hiện thể trạng và các dấu hiệu bất thường. Ngựa có biểu hiện mệt mỏi hoặc không đủ sức khỏe sẽ được nghỉ ngơi, thay thế bằng ngựa dự bị.

z6528471129552_8f8fc8fc96fed3a0a2c6c264eb4c5c53.jpg
z6528471265789_584be9a77175c48cf9a24abc1b1dc3bb.jpg

Theo Thiếu tá Phạm Minh Tuấn, ngựa tham gia phục vụ các lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành hoặc nhiệm vụ trọng điểm sẽ được chọn lọc kỹ càng. Chúng được chăm sóc theo chế độ đặc biệt hơn, nhằm đảm bảo thể trạng tối ưu. Các ngựa mới đưa về đơn vị, khi chưa quen với thời tiết nắng nóng, cũng được theo dõi sát sao để kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc.

“Những chú ngựa được lựa chọn tham gia nhiệm vụ đều là những cá thể có thể trạng tốt, được huấn luyện kỹ lưỡng và chăm sóc chu đáo, đặc biệt dịp này diễn ra lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, Thiếu tá Phạm Minh Tuấn nhấn mạnh.

Theo Thượng tá Lê Sỹ Hà, các hàng ngựa và người hiện nay đã thực hiện đúng yêu cầu của kịch bản và nội dung tập luyện mà Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước đề ra. "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục rèn luyện thêm để đảm bảo độ chính xác, đều đẹp và thống nhất tuyệt đối trong ngày chính thức", Thượng tá Lê Sỹ Hà cho biết.

Tin cùng chuyên mục