Nước siêu cường về dầu khí
Diễn đàn quy tụ lãnh đạo nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng. Tham dự diễn đàn có Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cùng lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.
Diễn đàn năm nay diễn ra trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao đang khiến các nhà xuất khẩu rất quan tâm đến mặt hàng này, trong đó Nga nổi lên là điểm đến đầu tư ưa thích của các thương nhân. Đồng ruble của Nga đã tăng giá nhiều hơn bất kỳ loại tiền tệ nào khác của thị trường mới nổi trong tháng 10 do triển vọng doanh thu từ dầu mỏ cao hơn. Trong khi đó, chứng khoán của Nga cũng tăng giá tốt hơn.
Theo đánh giá của các nhà quan sát, Nga ngày càng khẳng định vị trí siêu cường về dầu khí cùng với nền tài chính lành mạnh. Nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới này hiện có hơn 600 tỷ USD dự trữ, nợ công thấp và đang đẩy mạnh việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Các nhà quản lý tiền tệ như quỹ đầu cơ Carrhae Capital có trụ sở tại London đã chuyển một phần từ cổ phiếu công nghệ Trung Quốc sang các công ty năng lượng của Nga trong quý 3-2021. Wells Fargo Asset Management cũng chuyển các khoản đầu tư từ Trung Quốc sang Nga.
Nỗ lực trung hòa carbon
Phát biểu tại phiên họp toàn thể của diễn đàn, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh: Những ám chỉ từ bên ngoài rằng Moscow đang sử dụng năng lượng làm vũ khí là vô nghĩa, đồng thời chỉ ra việc Liên Xô vẫn cung cấp khí đốt cho châu Âu trong Chiến tranh lạnh khi quan hệ giữa hai bên ở mức thấp nhất. Tổng thống Putin nêu rõ, Nga đang tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu vào thời điểm các nhà sản xuất khác đang giảm nguồn cung của họ, đồng thời cho biết Moscow sẵn sàng tăng nguồn cung khí đốt hơn nữa theo yêu cầu.
NNhận lời mời của lãnh đạo và Chính phủ Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự và phát biểu tại Diễn đàn “Tuần lễ năng lượng Nga” lần thứ IV theo hình thức ghi hình. |
Tổng thống Nga khẳng định: “Chúng tôi thực sự đã tăng nguồn cung thông qua hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine”. Theo ông Putin, nhiều người muốn Nga tăng thêm nữa lượng khí đốt qua ngõ Ukraine nhưng vì đường ống này nhiều thập niên qua chưa được bảo trì nên tăng quá mức sẽ rất nguy hiểm, có thể phát nổ, tình hình lúc đó sẽ tồi tệ hơn.
Theo Tổng thống Putin, giá khí đốt ở châu Âu tăng là hệ quả của tình trạng khan hiếm năng lượng điện. Trong thập niên qua, trong lĩnh vực năng lượng châu Âu đã tồn đọng những sai sót mang tính hệ thống. Chính từ đó đã dẫn đến cuộc khủng hoảng thị trường quy mô lớn ở châu Âu. Như nhận xét của các chuyên gia, hiện tượng gia tăng giá khí đốt ở châu Âu gắn với một số yếu tố: các kho ngầm chứa khí đốt lưu trữ ở châu Âu còn vơi, mức cung hạn chế từ các nhà cung cấp cơ bản và nhu cầu cao đối với khí hóa lỏng ở châu Á. Mức giá khí đốt ở châu Âu đã tăng mạnh trong những tháng gần đây. Từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9, giá khí đốt đã tăng hơn gấp đôi. Mức giá tối đa lịch sử ghi nhận ngày 6-10 với 1.937 USD/ 1.000m3, sau đó có giảm xuống.