Hy vọng phương thức ngoại giao có bên thứ ba
Sắc lệnh này bổ sung sắc lệnh ngày 28-11-2015 của Tổng thống Nga về các biện pháp kinh tế đặc biệt trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó cấm không chỉ các công ty của Thổ Nhĩ Kỳ mà cả các công ty do công dân Thổ Nhĩ Kỹ kiểm soát thực hiện các công việc trên lãnh thổ Nga.
Sắc lệnh được ký sau khi máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24-11 bắn hạ một máy bay ném bom Su-24 của Nga đang tham gia chiến dịch chống khủng bố tại Syria. Theo sắc lệnh ký ngày 28-11, để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia, để bảo vệ công dân Nga trước các hành vi hình sự và trái pháp luật, Mátxcơva cấm hoặc hạn chế các tổ chức thuộc thẩm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một số công việc trên lãnh thổ Nga. Sắc lệnh cũng áp đặt các lệnh cấm hoặc hạn chế nhập khẩu vào Nga một số mặt hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ theo danh sách do Chính phủ Nga quy định. Từ ngày 1-1-2016, người tuyển dụng tại Nga bị cấm sử dụng công dân Thổ Nhĩ Kỳ, chấm dứt chế độ miễn thị thực với Thổ Nhĩ Kỳ, yêu cầu các công ty lữ hành và đại lý du lịch ngừng thực hiện các sản phẩm du lịch đưa công dân Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các chuyến bay thuê giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Sắc lệnh của Tổng thống Putin đồng thời chỉ thị Chính phủ Nga thắt chặt kiểm soát hoạt động của phương tiện giao thông đường bộ với Thổ Nhĩ Kỳ, kiểm soát cảng và đảm bảo an toàn giao thông cảng biển ở lưu vực Biển Azov và Biển Đen.
NATO sẽ triển khai máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không phận Thổ Nhĩ Kỳ
Trong một diễn biến có liên quan, ngày 27-12, Bộ Quốc phòng Đức cho biết, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ triển khai máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Boeing E-3 Sentry từ căn cứ Geilenkirchen ở Đức tới căn cứ không quân Konya ở Thổ Nhĩ Kỳ như một phần trong gói biện pháp tăng cường phòng không cho Ankara trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Syria vẫn chưa có hồi kết. Các máy bay này có nhiệm vụ giám sát không phận trong phạm vi bán kính hơn 400km. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ có một lực lượng không quân mạnh, song các nhà ngoại giao NATO và các chuyên gia quân sự cho rằng, sự can dự của tổ chức này là nhằm giảm thiểu nguy cơ lặp lại vụ việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga, khiến Nga xem như một “hành động thù địch” và tiến hành trả đũa bằng các lệnh trừng phạt.
Bình luận về cuộc xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, nhà phân tích chính trị, sử gia người Mỹ Stephen Cohen cho rằng, sự cố với máy bay Nga Su-24 làm suy yếu vị thế của Tổng thống Erdogan. Đặc biệt, sau khi Nga bắt đầu chiến dịch không quân tại Syria, cơ hội để lật đổ nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad đã giảm đáng kể. Ngoài ra, sau các vụ tấn công khủng bố tại Paris, Pháp, châu Âu bắt đầu nghiêng về phía Mátxcơva. NATO không đồng tình với ông Erdogan về vụ bắn rơi Su-24 và thậm chí không thảo luận về khả năng áp dụng nguyên tắc phòng thủ tập thể trong tình huống này. Với việc can dự vào không phận Ankara, NATO đã nhận thức được rằng, hành vi của Thổ Nhĩ Kỳ là nguy hiểm đối với tổ chức này |