Ông Nikoforov nói rằng quyết định phong tỏa sẽ phụ thuộc vào FSB. Nếu FSB bị gây khó dễ trong việc thâm nhập khóa mã hóa, họ có thể đệ đơn ra tòa yêu cầu phong tỏa.
Theo phản ánh của nhiều người sử dụng Viber tại Nga, đã nhiều ngày qua họ gặp khó khăn trong việc gửi và nhận tin nhắn. Ứng dụng này cũng đã có thông báo về những trục trặc đáng tiếc và cam kết sẽ sớm giải quyết tình hình.
Trước đó, ngày 13-4, vì lý do từ chối cấp khóa mã hóa cho FSB, tòa án đã ra quyết định phong tỏa ứng dụng Telegram, sau đó trang web và phiên bản web của ứng dụng tin nhắn này đã bị đưa vào danh mục bị cấm không được phổ biến thông tin.
Theo thông tin FSB có được, vụ khủng bố tại ga tàu điện ngầm ở Saint-Petersburg hồi tháng 4 năm ngoái đã được những kẻ tấn công lập kế hoạch thông qua ứng dụng Telegram.
Theo hãng tin UPI, việc bán các điện thoại này tại các căn cứ quân sự Mỹ cũng như modem để kết nối Internet do 2 công ty nói trên chế tạo cũng bị cấm. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các cửa hàng trong các căn cứ quân sự phải chuyển hết số điện thoại này đi nơi khác.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tá Dave Eastburn nhấn mạnh, vì lý do an ninh, ông không thể tiết lộ các chi tiết kỹ thuật liên quan đến mối đe dọa trên, nhưng cho biết bộ này đang đánh giá tình hình và có thể ban hành thêm các chỉ thị khác nếu thấy cần thiết.
Tháng 2 vừa qua, giới chức tình báo Mỹ đã khuyến cáo người dân nước này không nên dùng điện thoại thông minh do Huawei cũng như ZTE chế tạo vì lý do an ninh.