Việc doanh nghiệp (DN) lựa chọn khởi kiện tại các trung tâm trọng tài thương mại ở nước ngoài thường thua nhiều hơn thắng. Nguyên nhân được các luật sư lý giải, do DN thiếu hiểu biết pháp lý, chưa quen tham khảo ý kiến luật sư trước khi ký kết các hợp đồng thương mại...
Sáng 6-11, tại TPHCM diễn ra hội thảo “Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại - Sự ưu việt bị lãng quên” do Trung tâm Trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam, Hội trọng tài thương mại TPHCM, Truyền hình Pháp Luật Việt Nam phối hợp tổ chức.
Phát biểu tại hội thảo, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Hội trọng tài thương mại TPHCM cho biết, dịch Covid-19 xảy ra kéo theo hàng loạt khó khăn cho DN cũng như người lao động. Các vụ tranh chấp thương mại liên quan đến một số lĩnh vực như đầu tư, xây dựng, du lịch... cũng nhiều hơn.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu phát biểu tại hội thảo Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 9 tháng năm 2020, số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38.600 doanh nghiệp, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, có 27.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%. Đáng chú ý , có khoảng 12.100 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%. Trong đó có 10.700 DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 1,4%; 192 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 15,7%.
DN tham dự hội thảo Thống kê nhanh từ Hội trọng tài thương mại TPHCM, việc DN lựa chọn khởi kiện tại các trung tâm trọng tài thương mại ở nước ngoài thường thua nhiều hơn thắng. Nguyên nhân được các luật sư lý giải, do DN thiếu hiểu biết pháp lý, chưa quen tham khảo ý kiến luật sư trước khi ký kết các hợp đồng thương mại...
Do vậy, khuyến nghị của các trọng tài viên cũng như các luật sư chính là DN nên chủ động làm việc với đội ngũ pháp lý giỏi, lựa chọn các trung tâm trong tại thương mại tại Việt Nam để giải quyết các tranh chấp.
THI HỒNG