Có gia đình, chỉ sau một đêm mưa, sáng ra cả vợ hoặc chồng cùng những đứa trẻ bỗng chốc biến mất trong dòng nước lũ hung dữ. Ngay cả tảng đá to hàng tấn cũng bị lũ cuốn bay. Có nạn nhân ở Mù Cang Chải (Yên Bái) và Mường La (Sơn La) sau nửa tháng vẫn chưa tìm được xác.
Thiệt hại từ sức tàn phá của mưa lũ ngày càng ghê gớm. Lâu nay chúng ta thường đổ lỗi cho ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng sau cơn lũ, hình ảnh cả vùng lòng hồ thủy điện ở Mù Cang Chải tràn ngập củi gỗ trôi về đã tố cáo một sự thật là rừng đang bị hủy hoại quá nhiều.
Mặc dù theo báo cáo của Bộ NN-PTNT từ kết quả dự án tổng điều tra diện tích rừng cả nước thì hiện còn hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên và hơn 4,1 triệu ha rừng trồng, nhưng đi một vòng từ Nam chí Bắc, sự thật không thể phủ nhận là rừng đã dần lùi xa, đất trống đồi trọc quá nhiều. Những loại rừng nghèo, tán lưa thưa không đủ sức bảo vệ đất và ngăn lũ. Tây Nguyên là nơi có nhiều rừng già còn sót lại của đất nước nhưng nhiều năm nay là tâm điểm của khai thác gỗ lậu, lâm tặc chống người thi hành công vụ, phá rừng để trồng cà phê, cao su…
Thiệt hại từ sức tàn phá của mưa lũ ngày càng ghê gớm. Lâu nay chúng ta thường đổ lỗi cho ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng sau cơn lũ, hình ảnh cả vùng lòng hồ thủy điện ở Mù Cang Chải tràn ngập củi gỗ trôi về đã tố cáo một sự thật là rừng đang bị hủy hoại quá nhiều.
Mặc dù theo báo cáo của Bộ NN-PTNT từ kết quả dự án tổng điều tra diện tích rừng cả nước thì hiện còn hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên và hơn 4,1 triệu ha rừng trồng, nhưng đi một vòng từ Nam chí Bắc, sự thật không thể phủ nhận là rừng đã dần lùi xa, đất trống đồi trọc quá nhiều. Những loại rừng nghèo, tán lưa thưa không đủ sức bảo vệ đất và ngăn lũ. Tây Nguyên là nơi có nhiều rừng già còn sót lại của đất nước nhưng nhiều năm nay là tâm điểm của khai thác gỗ lậu, lâm tặc chống người thi hành công vụ, phá rừng để trồng cà phê, cao su…
Rừng mất, đất dốc, lũ về càng nhanh, càng trở nên hung dữ. Càng ngày, hậu quả của việc phá rừng càng thể hiện rõ rệt hơn. Tình trạng nóng bỏng tới mức năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã lệnh phải đóng cửa rừng Tây Nguyên.
Từ yêu cầu cấp thiết phải đóng cửa rừng Tây Nguyên, đến tháng 1-2017, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 13-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó có lệnh chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên (dừng khai thác gỗ) trên phạm vi toàn quốc.
Điều này thể hiện sự cấp bách về việc phải bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, yêu cầu hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc. Đầu tháng 8-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 71/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay, các cơ quan soạn thảo cũng đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, dự kiến trình ra Quốc hội vào cuối năm 2017, trong đó có đưa vào luật quy định về “đóng cửa rừng”.
Sau khi có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên trên cả nước, nhiều doanh nghiệp như ngồi trên lửa. Tại hội thảo đề xuất các đóng góp nội dung cho dự thảo luật vừa được Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) tổ chức ở Hà Nội, nhiều chuyên gia về rừng và doanh nghiệp đề nghị không nên đóng cửa rừng tự nhiên hoặc coi đây là chính sách khó khả thi vì gây ảnh hưởng tới quyền lợi của nhiều doanh nghiệp.
Nếu đóng cửa rừng, sẽ gia tăng nhu cầu nhập khẩu gỗ cho các nhà máy chế biến, kim ngạch xuất khẩu gỗ sẽ sụt giảm mạnh (như năm 2016 kim ngạch xuất khẩu lâm sản lên tới 7,3 tỷ USD trong tổng số 32,1 tỷ USD giá trị nông lâm thủy sản xuất khẩu). Đặc biệt, trong những năm qua, để xuất khẩu đồ gỗ chế biến ra các nước, có những doanh nghiệp đã chi hàng trăm ngàn USD để mua chứng chỉ rừng bền vững do châu Âu chứng nhận (được phép khai thác gỗ) và ký những hợp đồng xuất khẩu gỗ lên tới hàng triệu USD, bây giờ nếu đóng cửa rừng thì có đền bù hỗ trợ không…
Tuy nhiên cũng tại hội thảo, rất nhiều chuyên gia về rừng và nhà quản lý chính sách lên tiếng: Phải kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, không thể chần chừ, nếu không thì 10 năm nữa chúng ta sẽ chẳng còn rừng nữa. Tại Trung Quốc, Thái Lan, Philippines… cũng đã lệnh đóng cửa rừng từ hơn 15 năm trước vì lý do mất rừng và lũ lụt nặng nề.
Tại Việt Nam, những năm qua đã nổi lên nhiều đại gia từ khai thác gỗ rừng nhưng bây giờ đóng cửa rừng là để bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng, không phải vì các đại gia, doanh nghiệp. Cần hiểu khái niệm đóng cửa ở đây là đối với rừng tự nhiên và chỉ áp dụng với gỗ, còn rừng trồng - rừng sản xuất vẫn được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ. Trên thực tế thì từ năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã có lệnh cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên nhưng sau đó các văn bản chồng chéo nhau, địa phương vẫn có thể ra thông báo riêng nên rừng vẫn cứ dần mòn chảy máu. Đó là lý do bây giờ phải đưa quy định về đóng cửa rừng vào luật để trình Quốc hội, nhằm có cơ sở pháp lý cao nhất để nghiêm trị nạn phá rừng, chuyển đổi đất rừng bừa bãi. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng ủng hộ chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên trên cả nước nhưng đề nghị Chính phủ cần phải kiên quyết và không được có trường hợp nào ngoại lệ.
Điều này thể hiện sự cấp bách về việc phải bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, yêu cầu hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc. Đầu tháng 8-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 71/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay, các cơ quan soạn thảo cũng đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, dự kiến trình ra Quốc hội vào cuối năm 2017, trong đó có đưa vào luật quy định về “đóng cửa rừng”.
Sau khi có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên trên cả nước, nhiều doanh nghiệp như ngồi trên lửa. Tại hội thảo đề xuất các đóng góp nội dung cho dự thảo luật vừa được Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) tổ chức ở Hà Nội, nhiều chuyên gia về rừng và doanh nghiệp đề nghị không nên đóng cửa rừng tự nhiên hoặc coi đây là chính sách khó khả thi vì gây ảnh hưởng tới quyền lợi của nhiều doanh nghiệp.
Nếu đóng cửa rừng, sẽ gia tăng nhu cầu nhập khẩu gỗ cho các nhà máy chế biến, kim ngạch xuất khẩu gỗ sẽ sụt giảm mạnh (như năm 2016 kim ngạch xuất khẩu lâm sản lên tới 7,3 tỷ USD trong tổng số 32,1 tỷ USD giá trị nông lâm thủy sản xuất khẩu). Đặc biệt, trong những năm qua, để xuất khẩu đồ gỗ chế biến ra các nước, có những doanh nghiệp đã chi hàng trăm ngàn USD để mua chứng chỉ rừng bền vững do châu Âu chứng nhận (được phép khai thác gỗ) và ký những hợp đồng xuất khẩu gỗ lên tới hàng triệu USD, bây giờ nếu đóng cửa rừng thì có đền bù hỗ trợ không…
Tuy nhiên cũng tại hội thảo, rất nhiều chuyên gia về rừng và nhà quản lý chính sách lên tiếng: Phải kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, không thể chần chừ, nếu không thì 10 năm nữa chúng ta sẽ chẳng còn rừng nữa. Tại Trung Quốc, Thái Lan, Philippines… cũng đã lệnh đóng cửa rừng từ hơn 15 năm trước vì lý do mất rừng và lũ lụt nặng nề.
Tại Việt Nam, những năm qua đã nổi lên nhiều đại gia từ khai thác gỗ rừng nhưng bây giờ đóng cửa rừng là để bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng, không phải vì các đại gia, doanh nghiệp. Cần hiểu khái niệm đóng cửa ở đây là đối với rừng tự nhiên và chỉ áp dụng với gỗ, còn rừng trồng - rừng sản xuất vẫn được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ. Trên thực tế thì từ năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã có lệnh cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên nhưng sau đó các văn bản chồng chéo nhau, địa phương vẫn có thể ra thông báo riêng nên rừng vẫn cứ dần mòn chảy máu. Đó là lý do bây giờ phải đưa quy định về đóng cửa rừng vào luật để trình Quốc hội, nhằm có cơ sở pháp lý cao nhất để nghiêm trị nạn phá rừng, chuyển đổi đất rừng bừa bãi. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng ủng hộ chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên trên cả nước nhưng đề nghị Chính phủ cần phải kiên quyết và không được có trường hợp nào ngoại lệ.