Tại phiên họp của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo, năm 2018 phải loại bỏ ít nhất 50% mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành…
Mới có 47 thủ tục hành chính tham gia một cửa quốc gia
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu giảm 3 giờ (từ 58 giờ xuống 55 giờ), hàng nhập khẩu giảm 6 giờ (từ 62 giờ xuống 56 giờ). Tính ra bằng tiền, chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm được 19 USD. Tính đến cuối năm 2017, ước tính doanh nghiệp tiết kiệm được trên 205 triệu USD (hơn 10,8 triệu tờ khai) cho thủ tục thông quan, tiết kiệm 15 triệu giờ lưu kho đối với hàng xuất khẩu, 33 triệu giờ lưu kho đối với hàng nhập khẩu.
Dù đã nỗ lực, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể, nhưng kết quả vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng nâng cao năng lực cạnh tranh được Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại đề ra (một cửa quốc gia và ASEAN) giai đoạn 2016-2020. Việc triển khai đưa thủ tục của các bộ ngành tham gia vào cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN còn chậm so với kế hoạch. Cụ thể, trong năm 2017, chỉ thêm được 8 thủ tục hành chính, nâng tổng số thủ tục hành chính tham gia một cửa quốc gia, một cửa ASEAN lên 47 thủ tục. Trong năm 2017, cơ chế một cửa quốc gia đã xử lý hơn 554.500 hồ sơ của khoảng 20.000 doanh nghiệp, tăng 272% so với năm trước.
Để tiếp tục đẩy mạnh một cửa quốc gia và ASEAN, kế hoạch trong quý 1-2018, có 6 bộ ngành chuẩn bị đưa 17 thủ tục mới tham gia cơ chế một cửa quốc gia. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu, năm 2018 phải triển khai 25 thủ tục, nâng số thủ tục tham gia cơ chế một cửa quốc gia lên 64 thủ tục, tăng 64% so với năm 2016. Kết quả này sẽ đóng góp tích cực đối với việc nâng hạng cạnh tranh quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Phải loại bỏ kiểm tra chuyên ngành
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, năm 2017, Bộ Tài chính đã đôn đốc các bộ ngành ban hành kế hoạch hành động giai đoạn 2016 - 2020 và đến nay các bộ ngành đã hoàn thành để triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, xây dựng dự thảo nghị định về triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành. Bộ cũng đã trình Thủ tướng ban hành Quyết định 43/2017/QĐ-TTg thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không; Chỉ thị 27/CT-TTg về đẩy mạnh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại; mở rộng 25 thủ tục mới trong năm 2017 và đầu năm 2018; chủ trì triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại các cảng hàng không từ cuối năm 2017… Thế nhưng, một số bộ ngành báo cáo tiến độ thực hiện còn hạn chế, triển khai chậm, chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định: “Kết quả đạt được còn hạn chế, xa với mục tiêu; do vậy, cần tăng tốc trong năm 2018. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là đẩy mạnh ứng dụng thủ tục một cửa quốc gia. Bởi trong số 25 thủ tục được đưa vào vận hành trong năm 2018, có 22 thủ tục được giao thực hiện vào năm 2017 chuyển sang. Con số 25 thủ tục đó của năm cũng chỉ 19% trên tổng số 130 thủ tục hành chính được các bộ đăng ký triển khai trong năm 2017 và chỉ bằng 1/5 so với kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020”.
Theo các chuyên gia, muốn đẩy mạnh ứng dụng thủ tục một cửa quốc gia và ASEAN thì phải giảm mạnh số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Vì hiện nay số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành chiếm tỷ trọng quá lớn trong số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện còn khoảng 30% - 35% lô hàng phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành trước thông quan và hiệu quả của công tác kiểm tra này còn thấp. Cụ thể, chỉ có 0,014% lô hàng được kiểm tra chuyên ngành phát hiện sai phạm.
Do vậy, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo phải phấn đấu giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan hàng xuất nhập khẩu xuống còn 15% (hiện nay 30% - 35%); phải tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo hiệu quả trong quản lý nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Về số liệu, phải rà soát, loại bỏ ít nhất 50% số mặt hàng thuộc danh mục phải kiểm tra chuyên ngành do các bộ ngành đang quản lý. Đến hết năm 2018, chấm dứt tình trạng có danh mục kiểm tra chuyên ngành nhưng không có căn cứ, quy định nào để kiểm tra.
Dù đã nỗ lực, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể, nhưng kết quả vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng nâng cao năng lực cạnh tranh được Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại đề ra (một cửa quốc gia và ASEAN) giai đoạn 2016-2020. Việc triển khai đưa thủ tục của các bộ ngành tham gia vào cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN còn chậm so với kế hoạch. Cụ thể, trong năm 2017, chỉ thêm được 8 thủ tục hành chính, nâng tổng số thủ tục hành chính tham gia một cửa quốc gia, một cửa ASEAN lên 47 thủ tục. Trong năm 2017, cơ chế một cửa quốc gia đã xử lý hơn 554.500 hồ sơ của khoảng 20.000 doanh nghiệp, tăng 272% so với năm trước.
Để tiếp tục đẩy mạnh một cửa quốc gia và ASEAN, kế hoạch trong quý 1-2018, có 6 bộ ngành chuẩn bị đưa 17 thủ tục mới tham gia cơ chế một cửa quốc gia. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu, năm 2018 phải triển khai 25 thủ tục, nâng số thủ tục tham gia cơ chế một cửa quốc gia lên 64 thủ tục, tăng 64% so với năm 2016. Kết quả này sẽ đóng góp tích cực đối với việc nâng hạng cạnh tranh quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Phải loại bỏ kiểm tra chuyên ngành
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, năm 2017, Bộ Tài chính đã đôn đốc các bộ ngành ban hành kế hoạch hành động giai đoạn 2016 - 2020 và đến nay các bộ ngành đã hoàn thành để triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, xây dựng dự thảo nghị định về triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành. Bộ cũng đã trình Thủ tướng ban hành Quyết định 43/2017/QĐ-TTg thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không; Chỉ thị 27/CT-TTg về đẩy mạnh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại; mở rộng 25 thủ tục mới trong năm 2017 và đầu năm 2018; chủ trì triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại các cảng hàng không từ cuối năm 2017… Thế nhưng, một số bộ ngành báo cáo tiến độ thực hiện còn hạn chế, triển khai chậm, chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định: “Kết quả đạt được còn hạn chế, xa với mục tiêu; do vậy, cần tăng tốc trong năm 2018. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là đẩy mạnh ứng dụng thủ tục một cửa quốc gia. Bởi trong số 25 thủ tục được đưa vào vận hành trong năm 2018, có 22 thủ tục được giao thực hiện vào năm 2017 chuyển sang. Con số 25 thủ tục đó của năm cũng chỉ 19% trên tổng số 130 thủ tục hành chính được các bộ đăng ký triển khai trong năm 2017 và chỉ bằng 1/5 so với kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020”.
Theo các chuyên gia, muốn đẩy mạnh ứng dụng thủ tục một cửa quốc gia và ASEAN thì phải giảm mạnh số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Vì hiện nay số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành chiếm tỷ trọng quá lớn trong số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện còn khoảng 30% - 35% lô hàng phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành trước thông quan và hiệu quả của công tác kiểm tra này còn thấp. Cụ thể, chỉ có 0,014% lô hàng được kiểm tra chuyên ngành phát hiện sai phạm.
Do vậy, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo phải phấn đấu giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan hàng xuất nhập khẩu xuống còn 15% (hiện nay 30% - 35%); phải tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo hiệu quả trong quản lý nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Về số liệu, phải rà soát, loại bỏ ít nhất 50% số mặt hàng thuộc danh mục phải kiểm tra chuyên ngành do các bộ ngành đang quản lý. Đến hết năm 2018, chấm dứt tình trạng có danh mục kiểm tra chuyên ngành nhưng không có căn cứ, quy định nào để kiểm tra.