Nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân ung thư

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 180.000 người mắc mới ung thư. Không ít người bệnh kiệt quệ tinh thần, từ bỏ điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Sự đồng hành của gia đình và xã hội là động lực quan trọng giúp "chiến binh K" thêm vững tinh thần, kiên trì điều trị bệnh.

Ngày 18-5, tại tầng 7 của Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) dặt dìu tiếng nhạc, xung quanh là hàng chục người bệnh với ống kim truyền trên tay. Họ là những bệnh nhân ung thư nằm viện dài ngày hoặc đang chờ đến ngày phẫu thuật, hoá hoặc xạ trị.

Ông Nguyễn Tiến (70 tuổi, Quảng Ngãi) ngồi trên xe lăn, chăm chú nghe nhạc và câu chuyện của người dẫn chương trình. Ông vào Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 10-5 sau khi phẫu thuật u não tại một bệnh viện khác. Do tình trạng nhiễm trùng, sốt, nên ông Tiến phải chờ đến khi ổn định, bác sĩ sẽ lên kế hoạch hoá xạ trị tiếp theo. Chị Nguyễn Thị Kim Duyên (con gái ông Tiến) cho biết, khi nghe bệnh viện tổ chức chương trình “Đồng hành cùng bệnh nhân K”, ông rất háo hức, giục con gái phải đưa mình đến nghe nhạc.

choray.jpg
Người bệnh trong chương trình "Đồng hành cùng chiến binh K"

“Cha không chịu mặc đồng phục bệnh nhân mà bắt phải thay đồ đẹp, đóng thùng chỉnh tề. Mấy ngày qua, cha rất mệt nhưng hôm nay hoạt bát lắm, tôi cũng thấy vui lây. Các anh chị Phòng Công tác xã hội hướng dẫn rất tận tình cho chúng tôi”, chị Duyên tâm sự.

Đây cũng là tâm trạng của nhiều bệnh nhân có mặt trong buổi sinh hoạt “Đồng hành cùng chiến binh K" lần 7 của Bệnh viện Chợ Rẫy. Theo PGS-TS-BS Huỳnh Quang Khánh, Trưởng Đơn vị Tuyến vú, Trung tâm Ung bướu, hoạt động “Đồng hành cùng chiến binh K" diễn ra định kỳ 2 tháng/lần, giúp nâng đỡ về tinh thần và mang lại sự thoải mái, nhẹ nhàng cho người bệnh. Bên cạnh âm nhạc, bệnh nhân sẽ được tham gia tập yoga, tập thiền, nghe đọc sách, nhận các phần quà như mũ len, tóc giả...

Bác sĩ Huỳnh Quang Khánh chia sẻ, người bệnh nói chung và bệnh nhân ung thư nói riêng đều mang tâm trạng lo lắng, mỏi mệt khi nằm viện, ngay cả những sinh hoạt thường ngày cũng bị gián đoạn. Vì thế, đơn vị cùng phòng Công tác xã hội cố gắng tạo ra không gian và chương trình để người bệnh cảm thấy vẫn hoà nhập với cuộc sống bình thường.

"Các ca sĩ, nhạc công, người hướng dẫn tập yoga... đã giúp bệnh nhân ung thư có sức khoẻ tinh thần tốt hơn", bác sĩ Khánh nói.

BV CHO RAY.jpg
Buổi sinh hoạt diễn ra 2 tháng/lần tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy

Theo ThS Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, “Đồng hành cùng chiến binh K” diễn ra từ tháng 3-2023 đến nay với khoảng 30-50 người bệnh tham gia/lần. Qua 7 lần tổ chức, chương trình đã đến gần và tiếp sức cho hàng trăm người bệnh ung thư, chăm lo về tinh thần để các “chiến binh K” thêm quyết tâm, tuân thủ đúng phác đồ điều trị và phục hồi sức khoẻ.

“Ở đây, các cô chú bệnh nhân được trải lòng và kể câu chuyện riêng của mỗi người. Có lúc, người bệnh cười rất tươi nhưng có khi rơi nước mắt vì xúc động, vì được đồng cảm. Có bệnh nhân nói rằng, không ngờ mình được nhiều người quan tâm như vậy nên càng phải cố gắng chữa bệnh. Đó cũng là động lực để chúng tôi duy trì những buổi sáng ấm cúng đồng hành cùng chiến binh K”, ông Hiển nói.

Chương trình "Đồng hành cùng chiến binh K" do phòng Công tác xã hội (CTXH), Đơn vị Tuyến vú của Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức. Người bệnh sẽ tham gia các hoạt động như: nghe nhạc, nghe đọc sách, tập yoga, được tặng tóc giả, tặng mũ len và nhiều phần quà khác. Phòng CTXH đã xây dựng 1 tủ sách, 1 tủ nón cho người bệnh bị rụng tóc sau hoá trị, 1 tủ tóc giả, tủ áo ngực giả. Ngoài ra, khu vực này còn có đàn guitar, organ, máy vi tính, dụng cụ thể thao... để người bệnh ung thư sử dụng theo nhu cầu.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Gia tăng ca mắc sởi, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phân luồng, lập khu điều trị cách ly

Các bệnh viện phải tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng, bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm bệnh sởi tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seminole, Texas. Ảnh: Los Angeles Times

Mỹ đối mặt đợt bùng phát sởi nghiêm trọng

Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ngày 27-3, trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Qua công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi cho thấy, dịch sởi năm nay ở trẻ em không chỉ gia tăng số ca mắc mà biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, khó nhận định. Trong khi đó, đối với người lớn mắc sởi, số ca bị biến chứng nặng tăng cao hơn so với các năm trước. 

TS-BS Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đang phẫu thuật cho bệnh nhân

Hồi phục chức năng tim cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân 83 tuổi mắc bệnh tim nặng kèm theo nhồi máu não, tình trạng suy tim cấp tiến triển và phù phổi cấp tính do hở van hai lá nặng sau nhồi máu cơ tim cấp. Đây là một ca bệnh phức tạp, đòi hỏi chiến lược điều trị tối ưu để đảm bảo an toàn.

Trẻ tiêm vaccine sởi tại một trung tâm tiêm chủng

TPHCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo về nguy cơ ngộ độc

“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo về nguy cơ ngộ độc

Ngày 26-3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP) và ngộ độc thực phẩm đối với các món đồ ăn nhanh, như: thịt nướng, thịt xiên que, nem chua, thanh cua, tôm viên, gà viên… đang thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên tại Hà Nội và nhiều địa phương khác.