Ủng hộ và băn khoăn
Cốt xây dựng hiện tại của TPHCM là 2,05m. Thời gian qua, một số khu đô thị hoặc đường giao thông tôn nền cao hơn khu dân cư hiện hữu đã khiến nước chảy ngược trở lại vào các khu hiện hữu, chẳng hạn việc nâng đường chống ngập tuyến Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) mới đây. Một số hộ dân, vì thế, nâng nhà lên cao hơn đường để chống ngập, từ đó đã diễn ra cuộc chạy đua nâng nền chưa có hồi kết tại TPHCM. Việc tiếp tục nâng cốt xây dựng thêm 0,5m - 1,2m như đề xuất của Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam, liệu có lại gây ra cuộc chạy đua nâng nền thứ hai?
Ông Nguyễn Hoài Nam, nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, hoàn toàn ủng hộ phương án cốt xây dựng đề xuất: “Bởi theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì mực nước biển trong vòng 100 năm nữa sẽ dâng thêm 1m, nếu không nâng cao lên thì TPHCM sẽ ngập. Tôi hiểu tâm lý các nhà đầu tư sẽ lo lắng vì tôn nền cao, chi phí sẽ đội lên, nhưng chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, các công trình cũng tồn tại lâu dài chứ không phải một vài năm. Cho nên đây là một trong các giải pháp quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Cốt xây dựng hiện tại của TPHCM là 2,05m. Thời gian qua, một số khu đô thị hoặc đường giao thông tôn nền cao hơn khu dân cư hiện hữu đã khiến nước chảy ngược trở lại vào các khu hiện hữu, chẳng hạn việc nâng đường chống ngập tuyến Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) mới đây. Một số hộ dân, vì thế, nâng nhà lên cao hơn đường để chống ngập, từ đó đã diễn ra cuộc chạy đua nâng nền chưa có hồi kết tại TPHCM. Việc tiếp tục nâng cốt xây dựng thêm 0,5m - 1,2m như đề xuất của Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam, liệu có lại gây ra cuộc chạy đua nâng nền thứ hai?
Ông Nguyễn Hoài Nam, nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, hoàn toàn ủng hộ phương án cốt xây dựng đề xuất: “Bởi theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì mực nước biển trong vòng 100 năm nữa sẽ dâng thêm 1m, nếu không nâng cao lên thì TPHCM sẽ ngập. Tôi hiểu tâm lý các nhà đầu tư sẽ lo lắng vì tôn nền cao, chi phí sẽ đội lên, nhưng chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, các công trình cũng tồn tại lâu dài chứ không phải một vài năm. Cho nên đây là một trong các giải pháp quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Công trình bờ kè ngăn triều dâng cao gây ngập tại huyện Nhà Bè
Ông Nam cũng thông tin về cách làm của một số nước trên thế giới: Nạo vét hai bên bờ sông để lấy đất tôn nền. Trong điều kiện bình thường, những vị trí nạo vét sẽ thành đường giao thông hay bãi đậu xe; nhưng khi cơ quan khí tượng dự báo nước lên hay lũ lụt, thì các phương tiện lập tức di dời và khu vực này trở thành nơi chứa nước lũ rất hiệu quả. Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Văn Hiệp, nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, băn khoăn: “Đơn vị tư vấn cần tổ chức các cuộc họp bàn cụ thể, lấy ý kiến từ nhiều cơ quan chức năng và chuyên ngành. Có nhiều vấn đề phải làm rõ như căn cứ vào đâu đưa ra con số cốt nền này? Lấy cái gì để đắp lên cả mét trong tình trạng vật liệu xây dựng đang khan hiếm và chưa có giải pháp về vật liệu thay thế? Nước chảy về chỗ trũng, các đô thị mới nâng lên cao thì những khu đô thị hiện hữu phải làm sao? Chưa kể tình trạng xây chen trong khu dân cư hiện hữu, đô thị mới xây dựng giữa đô thị cũ thì làm theo cách nào để hài hòa được...”.
Cũng theo ông Hiệp, nếu mục đích nâng nền là để chống ngập thì phải xem xét lại, vì chống ngập hiện nay cần kết hợp nhiều giải pháp chứ không thể áp dụng theo kiểu “nước lên - nhà lên” như truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh ngày xưa được.
Đâu là giải pháp? Đồng quan điểm với PGS-TS Nguyễn Văn Hiệp, ông Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (Bộ NN-PTNT), cho rằng đề xuất nào cũng phải xét đến tính khả thi và “túi tiền”. Những vùng có cao độ 2,3m - 2,4m có thể đơn giản, nhưng vùng dưới 2m mà nâng lên đến 2,5m là vấn đề lớn về chi phí và nguồn vật liệu, huống hồ hơn 60% diện tích TPHCM là dưới 1,5m. TPHCM lại đang diễn ra tình trạng lún nhanh và lan rộng, có nguyên nhân xây dựng chất tải quá nhiều trên nền đất yếu, các cơ quan chức năng vẫn đang nghiên cứu giải pháp. Trong khi, theo nghiên cứu từ các nhà địa chất thì đến 70% diện tích thành phố là nền đất yếu; việc tôn nền lên quá cao với khối lượng lớn có nguy cơ khiến tình trạng lún đất trầm trọng thêm. Về cơ sở đề xuất cốt xây dựng, ông Anh nhận xét rằng kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng dựa trên mức độ phát thải trong điều kiện các nước “không làm gì cả”. Tuy nhiên, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu tại Paris (COP 21), Việt Nam đã cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát thải thông thường vào năm 2030 (tiềm năng cắt giảm có thể lên đến 25% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế). Từ đó, tác động do biến đổi khí hậu cũng sẽ giảm, vì thế các công trình ứng phó cũng nên tính toán lại, cần dung hòa với khả năng tài chính để tránh lãng phí. TPHCM cũng xây dựng chiến lược ứng phó, trong đó có tính toán phương án giảm phát thải và triển khai nhiều công trình chống ngập, đặc biệt là dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), với kinh phí trên 10.000 tỷ đồng. Dự án sẽ xây gần 8km kè ở các đoạn xung yếu ven sông Sài Gòn (đoạn từ Vàm Thuật đến sông Kinh) và 6 cống kiểm soát triều. Trong đó, hệ thống cống Mương Chuối vận hành theo nguyên tắc vào mùa mưa khi mực nước thượng lưu lớn hơn mực nước hạ lưu, cửa tiêu nước sẽ được mở và ngược lại.
Theo ông Anh, việc tính toán cốt xây dựng cũng cần phải căn cứ vào khả năng trữ nước và mực nước khi đóng - mở các cống ngăn triều. “Bên cạnh đó, nếu nói ngập vì nền đất thấp thì tại sao quận 1, quận 9, Hóc Môn có những chỗ cao 5m - 10m nhưng vẫn ngập? Đó chính là vì hệ thống thoát nước đã xuống cấp và quá tải. Một vấn đề nữa là hệ thống các mốc cao độ đang bị lún, dẫn đến số liệu đầu vào thiết kế công trình không chuẩn xác, nên mới xảy ra tình trạng tôn nền cao theo cốt xây dựng nhưng vẫn ngập.
Tóm lại, tình trạng ngập ở thành phố có nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ mỗi nguyên nhân là đất thấp, vì thế, cần xem xét tất cả các nguyên nhân và hiện trạng phát triển của TPHCM để tính toán cốt xây dựng phù hợp”, ông Anh khuyến nghị.
Bình Dương kiến nghị không đưa cốt nền xây dựng vào quy hoạch vùng
Trong văn bản gửi Bộ Xây dựng liên quan đến vấn đề điều chỉnh quy hoạch vùng TPHCM, UBND tỉnh Bình Dương cho rằng quy hoạch đề xuất cốt nền xây dựng từ 2,4m trở lên cho thành phố Thủ Dầu Một là chưa phù hợp. Hiện tại, Bình Dương đang lập đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt cho đô thị Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Do đó, tỉnh này đề nghị không đưa cốt nền xây dựng thành phố Thủ Dầu Một vào đồ án quy hoạch này.
Trong văn bản gửi Bộ Xây dựng liên quan đến vấn đề điều chỉnh quy hoạch vùng TPHCM, UBND tỉnh Bình Dương cho rằng quy hoạch đề xuất cốt nền xây dựng từ 2,4m trở lên cho thành phố Thủ Dầu Một là chưa phù hợp. Hiện tại, Bình Dương đang lập đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt cho đô thị Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Do đó, tỉnh này đề nghị không đưa cốt nền xây dựng thành phố Thủ Dầu Một vào đồ án quy hoạch này.