Doanh số bán lẻ tăng nhanh
Hiện nay thị trường bán lẻ TPHCM đang phát triển mạnh mẽ với nhiều kênh thương mại hiện đại. Qua đó, tạo nhiều điểm mua sắm đa dạng cho người dân và khách du lịch nước ngoài. Trong đó, các doanh nghiệp trong nước vẫn đang chiếm ưu thế về điểm bán đối với loại hình siêu thị và cửa hàng tiện lợi với tỷ trọng lần lượt là 79% và khoảng 70%. Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù vẫn đang chiếm tỷ trọng cao với loại hình trung tâm thương mại (53,66%). Tuy nhiên, trong năm 2018, dự kiến khi một số nhà bán lẻ nội địa đưa vào hoạt động trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM thì tỷ trọng sẽ theo xu hướng cân bằng giữa hệ thống trong nước và hệ thống có yếu tố nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay nhìn chung có mức trăng trưởng rất cao, đặc biệt hoạt động bán lẻ hiện đại chiếm hơn 20% so với tổng ngành thương mại bán lẻ của Việt Nam. Trước bối cảnh đó, Saigon Co.op cũng có sự chuẩn bị tích cực để nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc triển khai mạng lưới bán lẻ thông qua các cửa hàng và mô hình thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ hiện đại tại các cửa hàng sẽ tạo nên những trải nghiệm mới cho khách hàng khi đến với với hệ thống bán lẻ như Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile… đến HTV Co.op và SCVico city.
Cùng với sự phát triển hệ thống bán lẻ, nhu cầu tiêu thụ nguồn hàng cũng không ngừng tăng lên. Đại diện hệ thống Aeonmal cho biết, số lượng doanh nghiệp cung ứng sản phẩm tiêu thụ cho hệ thống là doanh nghiệp Việt ngày càng tăng. Hiện có 1.675 nhà cung cấp Việt Nam đang là đối tác của hệ thống Aeon. Trong đó, nhà cung cấp thực phẩm chiếm 61%, nhà cung cấp thời trang trẻ em, nội y… chiếm 19% và 20% là nhà cung cấp điện tử, đồ gia dụng. Với chất lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp cho tập đoàn, hoàn toàn có thể tham gia vào hệ thống Aeon với hơn 14.000 cửa hàng trong khu vực châu Á; trong đó, có hơn 11.000 cửa hàng tại Nhật Bản và trên 2.000 cửa hàng tại các nước ASEAN.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TPHCM, cho biết trong những năm gần đây, ngành này đã dần đổi mới phương thức hoạt động, gia tăng số lượng, đa dạng về chủng loại mặt hàng, từ sản phẩm thực phẩm tiêu dùng hàng ngày như đồ hộp, bánh kẹo, nước giải khát đến các sản phẩm mới như bữa ăn chế biến sẵn... Từ đó, ngành chế biến lương thực - thực phẩm thành phố đã đáp ứng được yêu cầu về tính tiện dụng trong nhịp sống đô thị ngày nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến lương thực - thực phẩm của TPHCM đã quan tâm hơn về các tiêu chuẩn trong ngành, nỗ lực để đạt các tiêu chuẩn nhất định của Việt Nam và quốc tế, như nguồn gốc xuất xứ đầu vào nguyên liệu đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCP trong sản xuất.
Chính sách hỗ trợ vốn hiệu quả
Để đạt được kết quả đáng khích lệ trên, ngay từ năm 2017 đến nay, TPHCM đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Trên cơ sở đó, Sở Công thương TPHCM đã triển khai hiện thực các cơ chế chính sách của TPHCM bằng những giải pháp hỗ trợ các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của thành phố, áp dụng đối với các cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp có dự án khởi nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu, công nghiệp hỗ trợ và 9 nhóm ngành dịch vụ được thành phố ưu tiên phát triển. Cụ thể, tổng số tiền cho vay doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh theo chương trình Kết nối ngân hàng - Doanh nghiệp đạt 302.989 tỷ đồng cho 15.778 khách hàng vay vốn, tăng 7,7% so với năm 2016 (đạt 281.216 tỷ đồng).
Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước thông qua các hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa cũng được tích cực triển khai liên tục. Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM khẳng định, TPHCM nói chung và Sở Công thương nói riêng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, cho vay vốn đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên (phát triển nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ) với mức lãi suất ngắn hạn là 6,5%/năm. Để triển khai thực hiện, Sở Công thương TP đã phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh TPHCM và các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức có địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố. Riêng trong năm 2018, Sở Công thương TPHCM sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức chương trình trên đi vào chiều sâu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo phương châm “Thiết thực - Hiệu quả”. Trong đó, tổ chức kết nối theo chuyên đề, lĩnh vực như công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp khởi nghiệp… Đồng thời, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các kênh đối thoại doanh nghiệp với chính quyền thành phố, nắm bắt và giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.
Hiện nay thị trường bán lẻ TPHCM đang phát triển mạnh mẽ với nhiều kênh thương mại hiện đại. Qua đó, tạo nhiều điểm mua sắm đa dạng cho người dân và khách du lịch nước ngoài. Trong đó, các doanh nghiệp trong nước vẫn đang chiếm ưu thế về điểm bán đối với loại hình siêu thị và cửa hàng tiện lợi với tỷ trọng lần lượt là 79% và khoảng 70%. Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù vẫn đang chiếm tỷ trọng cao với loại hình trung tâm thương mại (53,66%). Tuy nhiên, trong năm 2018, dự kiến khi một số nhà bán lẻ nội địa đưa vào hoạt động trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM thì tỷ trọng sẽ theo xu hướng cân bằng giữa hệ thống trong nước và hệ thống có yếu tố nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay nhìn chung có mức trăng trưởng rất cao, đặc biệt hoạt động bán lẻ hiện đại chiếm hơn 20% so với tổng ngành thương mại bán lẻ của Việt Nam. Trước bối cảnh đó, Saigon Co.op cũng có sự chuẩn bị tích cực để nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc triển khai mạng lưới bán lẻ thông qua các cửa hàng và mô hình thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ hiện đại tại các cửa hàng sẽ tạo nên những trải nghiệm mới cho khách hàng khi đến với với hệ thống bán lẻ như Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile… đến HTV Co.op và SCVico city.
Cùng với sự phát triển hệ thống bán lẻ, nhu cầu tiêu thụ nguồn hàng cũng không ngừng tăng lên. Đại diện hệ thống Aeonmal cho biết, số lượng doanh nghiệp cung ứng sản phẩm tiêu thụ cho hệ thống là doanh nghiệp Việt ngày càng tăng. Hiện có 1.675 nhà cung cấp Việt Nam đang là đối tác của hệ thống Aeon. Trong đó, nhà cung cấp thực phẩm chiếm 61%, nhà cung cấp thời trang trẻ em, nội y… chiếm 19% và 20% là nhà cung cấp điện tử, đồ gia dụng. Với chất lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp cho tập đoàn, hoàn toàn có thể tham gia vào hệ thống Aeon với hơn 14.000 cửa hàng trong khu vực châu Á; trong đó, có hơn 11.000 cửa hàng tại Nhật Bản và trên 2.000 cửa hàng tại các nước ASEAN.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TPHCM, cho biết trong những năm gần đây, ngành này đã dần đổi mới phương thức hoạt động, gia tăng số lượng, đa dạng về chủng loại mặt hàng, từ sản phẩm thực phẩm tiêu dùng hàng ngày như đồ hộp, bánh kẹo, nước giải khát đến các sản phẩm mới như bữa ăn chế biến sẵn... Từ đó, ngành chế biến lương thực - thực phẩm thành phố đã đáp ứng được yêu cầu về tính tiện dụng trong nhịp sống đô thị ngày nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến lương thực - thực phẩm của TPHCM đã quan tâm hơn về các tiêu chuẩn trong ngành, nỗ lực để đạt các tiêu chuẩn nhất định của Việt Nam và quốc tế, như nguồn gốc xuất xứ đầu vào nguyên liệu đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCP trong sản xuất.
Chính sách hỗ trợ vốn hiệu quả
Để đạt được kết quả đáng khích lệ trên, ngay từ năm 2017 đến nay, TPHCM đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Trên cơ sở đó, Sở Công thương TPHCM đã triển khai hiện thực các cơ chế chính sách của TPHCM bằng những giải pháp hỗ trợ các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của thành phố, áp dụng đối với các cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp có dự án khởi nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu, công nghiệp hỗ trợ và 9 nhóm ngành dịch vụ được thành phố ưu tiên phát triển. Cụ thể, tổng số tiền cho vay doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh theo chương trình Kết nối ngân hàng - Doanh nghiệp đạt 302.989 tỷ đồng cho 15.778 khách hàng vay vốn, tăng 7,7% so với năm 2016 (đạt 281.216 tỷ đồng).
Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước thông qua các hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa cũng được tích cực triển khai liên tục. Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM khẳng định, TPHCM nói chung và Sở Công thương nói riêng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, cho vay vốn đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên (phát triển nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ) với mức lãi suất ngắn hạn là 6,5%/năm. Để triển khai thực hiện, Sở Công thương TP đã phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh TPHCM và các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức có địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố. Riêng trong năm 2018, Sở Công thương TPHCM sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức chương trình trên đi vào chiều sâu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo phương châm “Thiết thực - Hiệu quả”. Trong đó, tổ chức kết nối theo chuyên đề, lĩnh vực như công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp khởi nghiệp… Đồng thời, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các kênh đối thoại doanh nghiệp với chính quyền thành phố, nắm bắt và giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.
Thống kê của Sở Công thương TPHCM cho thấy, năm 2017, thành phố có khoảng 40.607 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới. Trong đó, hoạt động doanh nghiệp thành lập mới tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ có vốn đăng ký 89.866 tỷ đồng, chiếm 15,7% (chỉ đứng sau kinh doanh bất động sản), tăng 62,5% so với cùng kỳ. Mặt khác, tính từ năm 2011 đến nay, số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng trưởng 8,45%/năm, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đến nay đạt 328.817 doanh nghiệp. Trong đó, số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo và bán buôn, bán lẻ đang hoạt động tăng trưởng bình quân 8,68%/năm.