Nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam - Bài 1: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển

Nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam - Bài 1: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển

bai-1-gocvung-1-5622.jpg
bai-1-gocvung-1-1-8158.jpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Gần 40 năm đổi mới vừa qua, Đảng ta đã kế thừa, phát huy bản sắc, cội nguồn và truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, phát triển trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thành nên một trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam.

bai-1-gocvung-2-4338.jpg

“Cây tre Việt Nam: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” cũng được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc lần thứ nhất năm 2021. “Gốc vững” chính là truyền thống tự lực, tự cường, là lợi ích quốc gia - dân tộc, được dẫn dắt bởi nền tảng tư tưởng của Đảng. “Thân chắc” chính là bản lĩnh kiên cường trước mọi thử thách, khó khăn, là những cốt lõi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong thời kỳ đổi mới đã được thực tiễn kiểm chứng và vun đắp hơn ba mươi năm qua. “Cành uyển chuyển” là ứng xử “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tức là phải linh hoạt về phương thức ngoại giao.

bai-1-gocvung-4-7462.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tặng hoa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, sáng 19-12. Ảnh: TTXVN
bai-1-gocvung-8-2964.jpg
bai-1-gocvung-9-1387.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị ngoại giao 32. Ảnh: QUANG PHÚC

Đối ngoại Việt Nam dựa vào cái bất biến là bản sắc đối ngoại, đường lối đối ngoại để ứng phó với cái vạn biến của thế giới, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, lẽ phải, chính nghĩa, phù hợp với những giá trị chung của nhân loại, đóng góp vì một thế giới hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển. Đó cũng chính là vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước, như đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Tính đến hết tháng 9-2023, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước. Trong đó, Việt Nam đã nâng quan hệ lên đối tác toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước (trong đó có 5 nước là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tất cả các nước lớn khác).

Dấu ấn của Việt Nam cũng in đậm trên nhiều diễn đàn, hội nghị cấp cao của thế giới, khu vực như Liên Hợp quốc, Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của gần 60 nền kinh tế, bao gồm các nước công nghiệp phát triển. Sau 9 năm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Việt Nam có những đóng góp tích cực, được ghi nhận là ngọn cờ có sức thu hút.

bai-1-gocvung-10-3299.jpg
Các đại biểu làm lễ chào cờ. Ảnh: QUANG PHÚC
bai-1-gocvung-11-3797.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Hội nghị ngoại giao 32. Ảnh: QUANG PHÚC
bai-1-gocvung-12-6643.jpg
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên và các đồng chí tham dự hội nghị tại điểm cầu TPHCM. Ảnh VIỆT DŨNG

Năm 2023, ngoại giao Việt Nam sôi động với nhiều đoàn cấp cao đến và đi, trong đó các nguyên thủ của quốc gia, trên các châu lục, địa bàn chiến lược. Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với các nước để kỷ niệm 30, 40, 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, qua đó đánh giá kết quả, định hướng phát triển quan hệ hiệu quả thiết thực hơn.

Tất cả những điều trên là minh chứng sinh động sự chuyển hóa “lượng” thành “chất” trong đối ngoại của Việt Nam. Điều đó càng có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường hiện nay, mặt khác cũng cho thấy tính đúng đắn của đường lối “ngoại giao cây tre” mà Việt Nam đang thực hiện.

bai-1-gocvung-3-3338.jpg

Những kết quả đã đạt được trong công tác đối ngoại của năm 2023 cũng đồng nghĩa là những thông điệp quan trọng về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ mới.

Trước hết, đó là đối ngoại của Việt Nam đã hình thành mạng lưới quan hệ sâu rộng, đa phương, đa chiều, đa tầng nấc, tạo nền tảng định vị vững chắc, xác lập vị thế quốc gia có lợi trên trường quốc tế. Qua đó, tạo nền tảng để hợp tác cùng có lợi với các nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Đã có không ít nước bị cuốn vào vòng xoáy, trở thành “con bài”, công cụ cạnh tranh, thậm chí là chiến trường chiến tranh ủy nhiệm giữa các nước lớn. Do đó, giữ vững độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, gia tăng đan xen lợi ích chiến lược với các đối tác là cách tối ưu để Việt Nam khai thác lợi thế địa chiến lược, duy trì môi trường quốc tế thuận lợi, thu hút các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

bai-1-gocvung-7-7576.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham quan triển lãm ảnh về các hoạt động đối ngoại. Ảnh: QUANG PHÚC

Bên cạnh đó, đối ngoại của Việt Nam đã tạo bước đột phá, duy trì sự hài hòa “cân bằng động” quan hệ với các nước lớn trong bối cảnh mới, tránh phụ thuộc vào một đối tác nào. Đơn cử, trước và ngay sau khi sự kiện nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam đã chủ động trao đổi để các nước hiểu rõ, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện không phải là liên minh quân sự, không đi với nước này chống nước khác, không để mối quan hệ này cản trở mối quan hệ kia. Quyết định và đối sách thể hiện bản lĩnh chính trị, sự độc lập, tự chủ, uyển chuyển, linh hoạt, hiệu quả của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nền ngoại giao “cây tre Việt Nam”.

Những sự kiện ngoại giao năm 2023 cũng đánh dấu việc đối ngoại Việt Nam đã triển khai đồng bộ các trụ cột, toàn diện các lĩnh vực ngoại giao với tư duy mới, tốc độ mới. Các chuyến thăm, gặp gỡ thượng đỉnh, tham dự hội nghị cấp cao ngày càng đa mục đích, lồng ghép nhiều lĩnh vực, từ chính trị, an ninh, ngoại giao đến kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục.

Ngoại giao kinh tế là động lực, hợp tác khoa học công nghệ cao là đột phá, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị, quan hệ giữa các nhà nước. Sự tin cậy chính trị tạo nền tảng thúc đẩy hợp tác kinh tế, công nghệ, quốc phòng, an ninh. Ngoại giao văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo là cầu nối mở rộng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân.

Tất cả những kết quả của công tác đối ngoại trên cũng đồng thời là thông điệp mạnh mẽ về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và lịch sử, truyền thống dân tộc và tiềm năng phát triển của Việt Nam. Đó là truyền thống hòa hiếu, nhân văn, nhân ái, khoan dung, yêu chuộng hòa bình, chủ trương gác lại quá khứ, sẵn sàng chào đón, làm bạn với tất cả những ai có thiện chí hợp tác cùng phát triển.

bai-1-gocvung-box-1-7572.jpg
bai-1-gocvung-box-1-1-7834.jpg

Một là, tiếp tục bám sát Nghị quyết và đường lối đối ngoại của Đại hội XIII và các nghị quyết của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chương trình hành động của Chính phủ và của Bộ Ngoại giao; tăng cường công tác nắm bắt tình hình, phân tích, dự báo, kịp thời tham mưu điều chỉnh, bổ sung những xu hướng mới và những vấn đề mới phát sinh để cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt các chương trình, kế hoạch cụ thể của từng cơ quan, đơn vị một cách đồng bộ, khoa học, bài bản, thống nhất với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị!

bai-1-gocvung-box-1-2-7988.jpg

Hai là, phải luôn luôn quan tâm kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế.

bai-1-gocvung-box-1-3-9618.jpg

Ba là, phải luôn luôn kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược.

bai-1-gocvung-box-1-4-8377.jpg

Bốn là, phải luôn luôn quan tâm xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân như lời căn dặn của Bác Hồ: “Sự nghiệp làm nên bởi chữ Đồng”.

bai-1-gocvung-box-1-5-755.jpg

Năm là, phải làm tốt hơn nữa việc kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại toàn diện cả về bản lĩnh, phẩm chất, đạo đức và trí tuệ, hiện đại về phương pháp, lề lối làm việc; chuyên nghiệp về tác phong, ứng xử; tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ.

bai-1-gocvung-box-2-3575.jpg

Tin cùng chuyên mục