Nổi bật là công tác tuyên truyền, lồng ghép kiến thức vào các bài học, các tình huống thực tế… cho đối tượng sinh viên, các bạn trẻ đam mê tìm hiểu về kiến thức pháp luật, nhất là lĩnh vực TTTM. Bởi theo các chuyên gia, những giám đốc, luật sư, trưởng phòng pháp chế tương lai này cần được “làm giàu” kiến thức ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.
“Xây” vững nền móng
Thực tế cho thấy, việc phổ biến các kiến thức về TTTM tại một số trường đại học nước ta vẫn còn hạn chế. TTTM chưa phải là một bộ môn riêng biệt mà chỉ là nội dung nhỏ, được lồng ghép trong các bộ môn khác như Luật phá sản, Pháp luật cạnh tranh và giải quyết tranh chấp... Điều này khiến cho nhiều bạn sinh viên chưa có được kiến thức chuyên sâu về trọng tài, dù rằng nhu cầu tìm hiểu về hình thức giải quyết tranh chấp này đang ngày một tăng cao tại các trường đại học trên địa bàn TPHCM. Nhìn nhận về điều này, Nguyễn Trường An, sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM, cho biết, trong trường các bạn được đào tạo kiến thức chung, tổng quát. Do vậy, đối với kiến thức chuyên ngành TTTM, nếu sinh viên có nhu cầu mở rộng, trau dồi thêm kiến thức, ngoài những gì đã được học ở trường, thì sẽ tự nâng cao bằng các khóa học hoặc tham dự một số hội thảo do những trung tâm TTTM phối hợp với các trường đại học tổ chức.
Đoàn Luật sư TPHCM từng có cuộc khảo sát “bỏ túi” tại một số trường đại học trên địa bàn TPHCM. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, có khoảng 87,4% sinh viên nhận định việc giảng dạy mô hình TTTM là cần thiết hoặc rất cần thiết, 73,3% sẵn sàng bỏ chi phí để theo học mô hình này. Ngoài ra, những giải pháp khác gồm giảng dạy pháp luật trọng tài như một môn tự chọn (47,7%); giới thiệu nghề trọng tài viên (49%); tổ chức các cuộc thi liên quan đến TTTM (56,3%); tổ chức hội thảo, giao lưu (57,3%) và cho sinh viên thực tập tại các trung tâm trọng tài (65,3%).
Luật sư Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) thông tin, đơn vị thường xuyên liên kết với các trường đại học (Đại học Luật TP, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Luật...) tổ chức các hội thảo chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về trọng tài, thu hút hàng trăm sinh viên đến tham dự. Đáng chú ý, sắp tới cuộc thi Phiên tòa giả định cấp quốc gia VMoot 2017 do VIAC phối hợp với Trường Đại học Luật TPHCM tổ chức đã thu hút sinh viên đến từ 20 trường đại học thuộc khắp mọi miền đất nước tham gia. Đề bài trong phiên tòa giả định được lấy từ các vụ kiện thực tiễn tại VIAC giúp sinh viên tiếp xúc với TTTM một cách thực tế, sinh động nhất. Cuộc thi góp phần nâng cao, làm “dày” kiến thức về TTTM sâu rộng đến các bạn sinh viên.
Đoàn Luật sư TPHCM từng có cuộc khảo sát “bỏ túi” tại một số trường đại học trên địa bàn TPHCM. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, có khoảng 87,4% sinh viên nhận định việc giảng dạy mô hình TTTM là cần thiết hoặc rất cần thiết, 73,3% sẵn sàng bỏ chi phí để theo học mô hình này. Ngoài ra, những giải pháp khác gồm giảng dạy pháp luật trọng tài như một môn tự chọn (47,7%); giới thiệu nghề trọng tài viên (49%); tổ chức các cuộc thi liên quan đến TTTM (56,3%); tổ chức hội thảo, giao lưu (57,3%) và cho sinh viên thực tập tại các trung tâm trọng tài (65,3%).
Luật sư Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) thông tin, đơn vị thường xuyên liên kết với các trường đại học (Đại học Luật TP, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Luật...) tổ chức các hội thảo chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về trọng tài, thu hút hàng trăm sinh viên đến tham dự. Đáng chú ý, sắp tới cuộc thi Phiên tòa giả định cấp quốc gia VMoot 2017 do VIAC phối hợp với Trường Đại học Luật TPHCM tổ chức đã thu hút sinh viên đến từ 20 trường đại học thuộc khắp mọi miền đất nước tham gia. Đề bài trong phiên tòa giả định được lấy từ các vụ kiện thực tiễn tại VIAC giúp sinh viên tiếp xúc với TTTM một cách thực tế, sinh động nhất. Cuộc thi góp phần nâng cao, làm “dày” kiến thức về TTTM sâu rộng đến các bạn sinh viên.
Liên tục đổi mới
Các chương trình hội thảo, cuộc họp, khóa học… về TTTM thường gắn chặt với diễn biến “nóng hổi” mang tính thời sự, thiết thực. Chẳng hạn như “Cập nhật một số vấn đề thực tiễn trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài”; “Cơ hội và thách thức của pháp chế doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế”; các khóa học về trọng tài quốc tế tại Việt Nam… Thêm nữa, các trung tâm trọng tài còn kết nối với nhiều hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh, TP để cung cấp các bài học pháp lý quan trọng được đúc kết từ chính thực tiễn những vụ kiện mà trung tâm trọng tài từng hỗ trợ giải quyết.
Hầu hết, các kiến thức tại hội thảo dành cho sinh viên ngành luật đều được các bạn rất hứng thú tìm hiểu. Theo Văn Long, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, những thông tin nắm được thông qua hội thảo được Long ghi chép cẩn thận, trở thành các dẫn chứng sinh động trong mỗi bài thi; đồng thời còn giúp Long làm giàu vốn kiến thức thực tế của mình, mà nếu chỉ học trong nhà trường thôi thì chưa đủ, thậm chí rất khó có được.
Hầu hết, các kiến thức tại hội thảo dành cho sinh viên ngành luật đều được các bạn rất hứng thú tìm hiểu. Theo Văn Long, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, những thông tin nắm được thông qua hội thảo được Long ghi chép cẩn thận, trở thành các dẫn chứng sinh động trong mỗi bài thi; đồng thời còn giúp Long làm giàu vốn kiến thức thực tế của mình, mà nếu chỉ học trong nhà trường thôi thì chưa đủ, thậm chí rất khó có được.
Nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm phát triển TTTM cho biết, hàng loạt quốc gia trên thế giới đã có “Tuần trọng tài”. Ví dụ, tại Mỹ từ năm 1923 đã có “Tuần trọng tài” được lập ra để kết nối chặt chẽ trọng tài với giới doanh nhân. Trong tuần lễ này, hàng trăm buổi hội thảo cùng nhiều ấn phẩm, nhiều buổi tiệc danh dự được diễn ra nhằm mang lại cơ hội cho các tổ chức, cá nhân có quan tâm, cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ trọng tài. Sự hiệu quả của hoạt động này nhanh chóng biến nó thành một xu thế trên toàn thế giới. Chẳng hạn như, tại Hong Kong (Trung Quốc), Malaysia, Dubai, Paris (Pháp)...
Theo Luật sư, GS.TSKH luật Nguyễn Văn Tài, giảng viên Trường Đại học Phan Thiết, thì việc đầu tư cho thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên có nền tảng hiểu biết về TTTM là chiến lược dài hơi, cực kỳ cần thiết. Song song đó, phương pháp tuyên truyền cần sinh động, thực tế, liên tục cập nhật kiến thức mới để góp phần nâng cao hiệu quả việc lan tỏa kiến thức giải quyết tranh chấp bằng TTTM. Như vậy, việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật trọng tài cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ chắc chắn sẽ giúp cho cộng đồng xã hội (doanh nghiệp, sinh viên, người dân…) hiểu biết sâu sắc hơn bản chất và ưu thế của TTTM, qua đó tạo điều kiện cho cơ chế này ngày một phát triển.
Theo Luật sư, GS.TSKH luật Nguyễn Văn Tài, giảng viên Trường Đại học Phan Thiết, thì việc đầu tư cho thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên có nền tảng hiểu biết về TTTM là chiến lược dài hơi, cực kỳ cần thiết. Song song đó, phương pháp tuyên truyền cần sinh động, thực tế, liên tục cập nhật kiến thức mới để góp phần nâng cao hiệu quả việc lan tỏa kiến thức giải quyết tranh chấp bằng TTTM. Như vậy, việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật trọng tài cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ chắc chắn sẽ giúp cho cộng đồng xã hội (doanh nghiệp, sinh viên, người dân…) hiểu biết sâu sắc hơn bản chất và ưu thế của TTTM, qua đó tạo điều kiện cho cơ chế này ngày một phát triển.