Theo kế hoạch, đến năm 2020, TPHCM đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu: 100% hộ gia đình hiểu biết và có kiến thức ứng phó, thích nghi, sống chung với BĐKH; trên 80% cộng đồng dân cư tại các xã - phường thuộc vùng dễ bị tổn thương, thường xuyên bị thiên tai và ảnh hưởng của BĐKH, hiểu biết cơ bản về BĐKH, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; 100% công chức, viên chức thành phố hiểu biết cơ bản về BĐKH, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; 100% người dân được tiếp cận thông tin về bảo vệ môi trường; 80% người dân áp dụng những hành vi bảo vệ môi trường đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, thành phố cũng phấn đấu 100% người dân, các tổ chức, cá nhân bán lẻ được tiếp cận thông tin tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng và thải bỏ bừa bãi túi ni-lông khó phân hủy; 80% người dân áp dụng các giải pháp đơn giản nhằm kiểm soát ô nhiễm do túi ni-lông khó phân hủy trong sinh hoạt hàng ngày và 80% các tổ chức, cá nhân bán lẻ có kế hoạch hoặc cam kết giảm sử dụng túi ni-lông.
Để thực hiện được mục tiêu này, UBND TPHCM yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các quận huyện, Liên hiệp Hội phụ nữ, Thành đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân... chủ động thực hiện các giải pháp như kiện toàn, xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông bảo vệ môi trường và lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt cho địa phương và các sở ngành, đơn vị; biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu và tăng cường công cụ hỗ trợ công tác truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng (tài liệu hướng dẫn dành cho tuyên truyền viên, tờ bướm, áp phích, cẩm nang, phim, tiểu phẩm, ca khúc, bài phát thanh…). Đồng thời, tổ chức các sự kiện thường niên, phong trào bảo vệ môi trường, ra quân giữ gìn vệ sinh môi trường định kỳ; xây dựng, nhân rộng và nâng cao hiệu quả các phong trào, mô hình bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH tại các địa phương, đơn vị (mô hình tổ dân phố tự quản về bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng mô hình tuyến đường, tuyến hẻm không rác, khu phố không rác; phát triển mô hình khu phố Xanh, trường học Xanh...). Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường tại khu dân cư, nơi công cộng và tại các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trong và ngoài khu công nghiệp. Song song với giải pháp kiểm tra, xử phạt, các đơn vị cũng thực hiện khen thưởng các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH.
Để thực hiện được mục tiêu này, UBND TPHCM yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các quận huyện, Liên hiệp Hội phụ nữ, Thành đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân... chủ động thực hiện các giải pháp như kiện toàn, xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông bảo vệ môi trường và lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt cho địa phương và các sở ngành, đơn vị; biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu và tăng cường công cụ hỗ trợ công tác truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng (tài liệu hướng dẫn dành cho tuyên truyền viên, tờ bướm, áp phích, cẩm nang, phim, tiểu phẩm, ca khúc, bài phát thanh…). Đồng thời, tổ chức các sự kiện thường niên, phong trào bảo vệ môi trường, ra quân giữ gìn vệ sinh môi trường định kỳ; xây dựng, nhân rộng và nâng cao hiệu quả các phong trào, mô hình bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH tại các địa phương, đơn vị (mô hình tổ dân phố tự quản về bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng mô hình tuyến đường, tuyến hẻm không rác, khu phố không rác; phát triển mô hình khu phố Xanh, trường học Xanh...). Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường tại khu dân cư, nơi công cộng và tại các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trong và ngoài khu công nghiệp. Song song với giải pháp kiểm tra, xử phạt, các đơn vị cũng thực hiện khen thưởng các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH.