Kiến thức PCCC còn yếu
Theo Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM, dù đã tăng cường tuyên truyền nhưng ý thức, kiến thức của người dân vẫn còn yếu. Nguy cơ cháy nổ còn cao; đặc biệt hiện hữu tại những cơ sở nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất. Tại những nơi này, người dân thường có thói quen để nhiều đồ đạc chắn lối đi; nhiều nguồn điện, nguồn nhiệt để gần những vật liệu dễ cháy.
Hậu quả, các vụ cháy thiệt hại lớn về người thường xảy ra ở những căn nhà kết hợp nơi kinh doanh, sản xuất. Nhiều người còn bàng hoàng khi nhớ lại vụ cháy xảy ra tại căn nhà số 9 (đường số 10A, khu phố 3, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) vào ngày 7-9 vừa qua, khiến 1 chiến sĩ Cảnh sát PCCC hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.
Điều tra nguyên nhân vụ việc được biết, căn nhà bị cháy không chỉ sử dụng để ở mà còn làm kho chứa quần áo cũ. Hai người trực kho hàng hôm đó là Nguyễn Thành Hữu và Dương Quang Thảo thú nhận vào đêm xảy ra vụ cháy, trước khi đi ngủ, có đốt nhang muỗi rồi mở quạt ngủ. Nửa đêm lửa nhang bén vào giấy phát hỏa dữ dội. Khi Hữu tỉnh giấc thì đám cháy đã lan rộng nên chỉ còn biết la lớn để những người trong nhà cùng tông cửa tháo chạy.
Tương tự, những vụ việc như vụ cháy làm 6 người tử vong tại căn nhà 2 tầng dùng làm quán cà phê trong hẻm 453 đường Lê Văn Sỹ (phường 12, quận 3); vụ cháy cửa hàng bếp điện từ Tân Phú Gia (số 423 Lũy Bán Bích, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú) làm 4 người tử vong… đều cho thấy nguyên nhân từ việc bất cẩn của người dân trong phòng chống cháy nổ.
Không chỉ tại nhà riêng, ý thức phòng chống cháy nổ tại các cơ quan, doanh nghiệp cũng chưa tốt. Theo ghi nhận của phóng viên, tại nhiều tòa nhà cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… khu vực cửa thoát hiểm có để nhiều đồ vật chắn lối đi. Điều đáng nói, cửa thoát hiểm này được thiết kế dày, tự động đóng lại sau khi mở với mục đích tạo “bức tường” ngăn lửa khi có cháy. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, để tiện đi lại đã dùng vật nặng chặn cửa thoát hiểm để cửa này luôn mở, làm giảm hiệu quả phòng chống cháy nổ nếu có sự cố xảy ra.
Tăng cường giải pháp an toàn
Đại tá Lê Tấn Bửu cho biết, hoạt động trọng tâm trong thời gian tới của Cảnh sát PCCC TP là triển khai Chỉ thị số 12 của UBND TPHCM về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên toàn địa bàn TP. Theo đó, Cảnh sát PCCC TPHCM sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra an toàn PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh; tuyên truyền kết hợp xử phạt nặng nếu tái phạm. Đây là việc cấp bách cần làm ngay, tập trung từ nay đến cuối năm của Cảnh sát PCCC TPHCM.
Nhằm nâng cao ý thức phòng cháy, kiến thức, kỹ năng thoát nạn cho người dân, Cảnh sát PCCC TP vừa phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC cho học sinh cũng như giáo viên các trường trung học phổ thông ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố.
Ghi nhận tại một buổi tập huấn công tác PCCC được tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TPHCM, các học sinh và giáo viên đang háo hức thực hành những kỹ năng thoát hiểm khi có sự cố cháy nổ, dưới sự hướng dẫn tận tình của các chiến sĩ Cảnh sát PCCC. Các em học sinh được trải nghiệm các tình huống như cách di chuyển an toàn và nhanh chóng khi có cháy; cách di chuyển người bị thương và việc sử dụng bình khí CO2.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, trong năm học 2017-2018 sẽ thực hiện chương trình này tại 10 trường. Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP thành lập ban chỉ đạo công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ vào đầu mỗi năm học.
“Chúng tôi rất mong muốn các cơ quan báo, đài tiếp tục tuyên truyền về các kỹ năng PCCC để người dân thành phố nắm được, áp dụng trong đời sống sinh hoạt hay sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình, nhằm xử lý kịp thời các tình huống cấp bách khi có sự cố xảy ra”, đại tá Lê Tấn Bửu đề nghị.
Theo Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM, dù đã tăng cường tuyên truyền nhưng ý thức, kiến thức của người dân vẫn còn yếu. Nguy cơ cháy nổ còn cao; đặc biệt hiện hữu tại những cơ sở nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất. Tại những nơi này, người dân thường có thói quen để nhiều đồ đạc chắn lối đi; nhiều nguồn điện, nguồn nhiệt để gần những vật liệu dễ cháy.
Hậu quả, các vụ cháy thiệt hại lớn về người thường xảy ra ở những căn nhà kết hợp nơi kinh doanh, sản xuất. Nhiều người còn bàng hoàng khi nhớ lại vụ cháy xảy ra tại căn nhà số 9 (đường số 10A, khu phố 3, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) vào ngày 7-9 vừa qua, khiến 1 chiến sĩ Cảnh sát PCCC hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.
Điều tra nguyên nhân vụ việc được biết, căn nhà bị cháy không chỉ sử dụng để ở mà còn làm kho chứa quần áo cũ. Hai người trực kho hàng hôm đó là Nguyễn Thành Hữu và Dương Quang Thảo thú nhận vào đêm xảy ra vụ cháy, trước khi đi ngủ, có đốt nhang muỗi rồi mở quạt ngủ. Nửa đêm lửa nhang bén vào giấy phát hỏa dữ dội. Khi Hữu tỉnh giấc thì đám cháy đã lan rộng nên chỉ còn biết la lớn để những người trong nhà cùng tông cửa tháo chạy.
Tương tự, những vụ việc như vụ cháy làm 6 người tử vong tại căn nhà 2 tầng dùng làm quán cà phê trong hẻm 453 đường Lê Văn Sỹ (phường 12, quận 3); vụ cháy cửa hàng bếp điện từ Tân Phú Gia (số 423 Lũy Bán Bích, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú) làm 4 người tử vong… đều cho thấy nguyên nhân từ việc bất cẩn của người dân trong phòng chống cháy nổ.
Không chỉ tại nhà riêng, ý thức phòng chống cháy nổ tại các cơ quan, doanh nghiệp cũng chưa tốt. Theo ghi nhận của phóng viên, tại nhiều tòa nhà cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… khu vực cửa thoát hiểm có để nhiều đồ vật chắn lối đi. Điều đáng nói, cửa thoát hiểm này được thiết kế dày, tự động đóng lại sau khi mở với mục đích tạo “bức tường” ngăn lửa khi có cháy. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, để tiện đi lại đã dùng vật nặng chặn cửa thoát hiểm để cửa này luôn mở, làm giảm hiệu quả phòng chống cháy nổ nếu có sự cố xảy ra.
Tăng cường giải pháp an toàn
Đại tá Lê Tấn Bửu cho biết, hoạt động trọng tâm trong thời gian tới của Cảnh sát PCCC TP là triển khai Chỉ thị số 12 của UBND TPHCM về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên toàn địa bàn TP. Theo đó, Cảnh sát PCCC TPHCM sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra an toàn PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh; tuyên truyền kết hợp xử phạt nặng nếu tái phạm. Đây là việc cấp bách cần làm ngay, tập trung từ nay đến cuối năm của Cảnh sát PCCC TPHCM.
Nhằm nâng cao ý thức phòng cháy, kiến thức, kỹ năng thoát nạn cho người dân, Cảnh sát PCCC TP vừa phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC cho học sinh cũng như giáo viên các trường trung học phổ thông ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố.
Ghi nhận tại một buổi tập huấn công tác PCCC được tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TPHCM, các học sinh và giáo viên đang háo hức thực hành những kỹ năng thoát hiểm khi có sự cố cháy nổ, dưới sự hướng dẫn tận tình của các chiến sĩ Cảnh sát PCCC. Các em học sinh được trải nghiệm các tình huống như cách di chuyển an toàn và nhanh chóng khi có cháy; cách di chuyển người bị thương và việc sử dụng bình khí CO2.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, trong năm học 2017-2018 sẽ thực hiện chương trình này tại 10 trường. Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP thành lập ban chỉ đạo công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ vào đầu mỗi năm học.
“Chúng tôi rất mong muốn các cơ quan báo, đài tiếp tục tuyên truyền về các kỹ năng PCCC để người dân thành phố nắm được, áp dụng trong đời sống sinh hoạt hay sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình, nhằm xử lý kịp thời các tình huống cấp bách khi có sự cố xảy ra”, đại tá Lê Tấn Bửu đề nghị.
Đại tá Lê Tấn Bửu cho biết, Cảnh sát PCCC TP đang lên kế hoạch mở rộng hơn những đợt tuyên truyền như vậy đến với nhiều người dân chứ không chỉ trong khu vực trường học. Hiện đơn vị đang có 2 mô hình, thiết bị giả định tình huống cháy để sử dụng trong huấn luyện cán bộ. Cảnh sát PCCC TP sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan lên kế hoạch cho người dân tới để trải nghiệm trực quan; qua đó giúp công tác tuyên truyền và huấn luyện được thực tế, hiệu quả hơn. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ cháy nổ và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng dân phòng để đội ngũ này có đủ năng lực xử lý kịp thời khi có sự cố cháy nổ xảy ra.