Không mạo hiểm trữ hàng để chờ giá lên và cũng không nôn nóng bán hàng quá sớm nếu giá xuống, tránh tình trạng không còn hàng khi giá tăng trở lại. Vì vậy cần điều tiết và có giải pháp an toàn.
Để có giá sàn phù hợp, các thành viên cần hợp tác thông tin để điều chỉnh giá sàn hợp lý và hiệu quả như năm 2020. Ngoài ra, cần phối hợp giữa chế biến và tiêu thụ, trong đó, nâng cao tỷ lệ chế biến cũng như nâng cao và kiểm soát chất lượng để có được sản phẩm đồng đều, tránh tình trạng đưa cao su từ miền Bắc vào Nam hay từ miền Trung ra Bắc.
Năm 2021, Tập đoàn tiếp tục thực hiện trình tái kết nối với Hội đồng Quản lý rừng FSC. Trước đó, VRG chủ động hợp tác với Tổng Cục Lâm nghiệp về quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật về Lâm nghiệp, triển khai phương án quản lý rừng bền vững cho 100.000 ha cao su và Chứng chỉ Rừng Việt Nam (VFCS/FM) cho 45.000 ha tại 13 công ty thành viên. Thực hiện Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (PEFC/CoC) cho 23 nhà máy chế biến mủ cao su... Dự kiến đến năm 2021, hầu hết diện tích cao su Việt Nam đều có phương án quản lý rừng bền vững và 37% trong số đó được cấp Chứng chỉ rừng Việt Nam - VFCS.
Năm 2021, Tập đoàn tiếp tục đề án tái cơ cấu sau cổ phần hóa đến năm 2025; bao gồm tái cơ cấu tỷ trọng ngành nghề kinh doanh chính, vận hành tốt hoạt động Tập đoàn theo mô hình công ty cổ phần, thoái vốn ở các công ty đủ điều kiện và sắp xếp lại cơ cấu doanh nghiệp để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển và tăng cường hiệu quả quản lý.
HIện nay, các công ty thành viên VRG quản lý 402.650 ha cao su. Năm 2020 khai thác hơn 369.700 tấn mủ cao su, đạt 101,2% kế hoạch năm 2020, năng suất bình quân 1,5 tấn/ha, tái canh 7.437 ha.