Cuộc mặc cả lớn ba bên Mỹ - Nga - Trung
Biển Đông Bất chấp việc bị tòa trọng tài quốc tế bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp này, trong khi tàu chiến của Mỹ và các đồng minh khu vực sẽ tiếp tục các chiến dịch tự do hàng hải. |
Chỉ số đánh giá đầu tiên là liệu cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai ông Donald Trump và Putin có diễn ra vào tháng 1-2019 hay không, khi mà trong cuộc gặp hồi tháng 12-2018 tại Hội nghị G20 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đồng ý miễn thuế mới trong 90 ngày cho Trung Quốc. Nhưng cho đến nay, những vấn đề như vậy vẫn chưa giải quyết được và một cuộc gặp dự kiến không thể xảy ra trong tương lai gần.
Châu Âu hứng chịu các vòng xoáy chính trị
Khu vực này đang và sẽ phải hứng chịu các vòng xoáy khủng hoảng chính trị. Các nước châu Âu mới đây bị mất tinh thần khi ông James Mattis từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và giờ lại lo lắng khi ông Donald Trump lớn giọng rằng châu Âu đã đóng góp quá ít vào công tác phòng thủ cũng như việc Tổng thống Donald Trump ra lệnh các lực lượng Mỹ không tiếp tục tham gia vào các cuộc tập trận của NATO.
Thêm vào nữa là vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu; Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp khó khăn trong việc đáp ứng quá nhiều yêu sách của người biểu tình “áo vàng”; cuộc bầu cử nghị viện châu Âu vào tháng 5 được xem là sự trở lại mạnh mẽ của các đảng phái dân túy cánh hữu; chính trường Đức vẫn bất ổn trước khi Thủ tướng Angela Merkel mãn nhiệm; Italy hiện bị coi là quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Điểm có vẻ dễ leo thang xung đột nhất là Ukraine trong bối cảnh nước này và Nga mới xảy ra vụ việc tại eo biển Kerch, kéo theo những hành động của Moscow phong tỏa các cửa ngõ dẫn vào cảng biển của Kiev. Tuy nhiên, dù điều đó có xảy ra hay không, việc tăng cường sự có mặt của NATO và các lực lượng của Nga gần khu vực biển Đen cũng sẽ khó tránh khỏi, đặc biệt là trước cuộc bầu cử Ukraine diễn ra vào cuối tháng 3.
Yemen và Syria
2019 là năm then chốt đối với cả 2 cuộc xung đột, đặc biệt là từ khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria và chấm dứt tiếp liệu cho các máy bay của Saudi Arabia ở Yemen. Ở Syria, việc Mỹ rút quân có thể kéo theo việc gia tăng các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cũng như một cuộc tranh chấp ở khu vực của người Kurd, cựu đồng minh của Mỹ.
Ở Yemen, Saudi Arabia phải quyết định liệu sẽ tuân thủ một tiến trình hòa bình do phương Tây hậu thuẫn nhằm chấm dứt một cuộc chiến tranh đang đe dọa đẩy hàng triệu người vào tình trạng đói khát, hoặc tiếp tục chiến dịch quân sự bất chấp phải đối mặt với nhiều chỉ trích của quốc tế.
Triều Tiên - chưa có gì chắc chắn
Năm 2019 có thể sẽ có nhiều thách thức hơn khi phải giải quyết vấn đề của Triều Tiên. Vẫn chưa có gì chắc chắn về một cuộc gặp tiếp theo giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong-un khi mà Bình Nhưỡng dường như không bằng lòng với yêu cầu giải trừ quân bị của Mỹ.
Tình hình Triều Tiên phụ thuộc nhiều vào việc liệu quan hệ Mỹ - Trung cuối cùng sẽ như thế nào. Nếu cả hai bên có thể giảm leo thang trong chiến tranh thương mại, sức ép của Trung Quốc có thể giữ cho bán đảo Triều Tiên bình yên. Tuy nhiên, nếu Mỹ - Trung gia tăng căng thẳng, việc Triều Tiên trở lại thử nghiệm vũ khí hạt nhân có thể tất yếu dẫn đến việc Mỹ hành động quân sự và gây ra cuộc chiến tranh khu vực mở rộng.