Theo Bộ NN-PTNT, trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,78 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2016, đóng góp gần 22% vào giá trị xuất khẩu chung của ngành thủy sản.
Điều phấn khởi là, từ đầu năm 2018 đến nay, giá cá tra nguyên liệu ở vùng ĐBSCL tăng rất cao từ 28.000- 30.000 đồng/kg, thậm chí tới 32.000 đồng/kg. Từ những thuận lợi đó, ngành cá tra phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 2-2,2 tỷ USD trong năm 2018. Để đạt được mục tiêu trên, cần hơn 1,3 triệu tấn cá tra thương để phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu.
Điều phấn khởi là, từ đầu năm 2018 đến nay, giá cá tra nguyên liệu ở vùng ĐBSCL tăng rất cao từ 28.000- 30.000 đồng/kg, thậm chí tới 32.000 đồng/kg. Từ những thuận lợi đó, ngành cá tra phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 2-2,2 tỷ USD trong năm 2018. Để đạt được mục tiêu trên, cần hơn 1,3 triệu tấn cá tra thương để phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu.
Năm 2018, xuất khẩu cá tra phấn đấu đạt kim ngạch 2- 2,2 tỷ USD
Ông Doãn Tới, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty thủy sản Nam Việt cho rằng: “Cái khó lúc này là nguồn cá tra giống khan hiếm dù giá con giống tăng rất cao từ 50.000- 70.000 đồng/kg (cỡ 30 con/kg) nhưng người nuôi trong vùng rất khó tìm mua được con giống”. Nhiều doanh nghiệp thừa nhận, việc sản xuất con giống đang gặp khó khăn bởi tỷ lệ sống thấp, hao hụt nhiều vì dịch bệnh và thời tiết bất lợi. Hiện tỷ lệ nuôi từ bột lên cá hương tại nhiều cơ sở sản xuất cá tra giống đạt tỷ lệ cá sống không quá 20%, còn nuôi từ cá hương lên cá giống đạt không quá 40%. Tỷ lệ hao hụt trong nuôi cá tra thương phẩm cũng rất cao khoảng 40- 50%. Các doanh nghiệp cũng lưu ý, dù cá tra xuất khẩu đang ở mức cao nhưng thị trường nhiều nước trên thế giới vẫn tiềm ẩn rủi ro, nhất là thị trường Hoa Kỳ tiếp tục áp mức thuế suất chống bán phá giá cao và luôn có những rào cản kỹ thuật gây khó cho cá tra Việt Nam. Đối với thị trường Trung Quốc liên tục gia tăng việc nhập khẩu cá tra với số lượng lớn; song cần phải đề phòng thị trường này “nóng lạnh” bất thường không ổn định. Do đó, người nuôi cá tra ở ĐBSCL cần suy tính kỹ trước khi ùn ùn mở rộng diện tích.
Cần cẩn trọng trong việc mở rộng diện tích nuôi cá tra
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Vũ Văn Tám cho biết, ngành cá tra thời gian gần đây có những bước tiến khởi sắc; tuy nhiên để đạt được kim ngạch từ 2-2,2 tỷ USD trong năm 2018 cần triển khai thực hiện nhiều giải pháp.
Theo đó, tiếp tục quản lý chặt về tình hình nuôi, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu cá tra; thực hiện việc nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị cho cá tra. Về con giống, tăng cường kiểm soát chất lượng và triển khai nhanh các giải pháp sản xuất nhằm đảm bảo đủ số lượng cung cấp cho người nuôi. Tổng cục Thủy sản và các tỉnh ĐBSCL khẩn trương kiểm tra ngay đàn cá tra giống bố mẹ để cân đối, điều chuyển hợp lý nhằm phát triển nhanh việc sản xuất giống.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị các địa phương và ngành liên quan tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ việc định hướng phát triển ngành cá tra. Trong đó, cảnh báo việc giá cá tra tăng cao, nhưng cần tránh việc ùn ùn nuôi cá, nhất là những nơi ngoài quy hoạch, nuôi tự phát không có liên kết đầu ra với doanh nghiệp xuất khẩu vì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo đó, tiếp tục quản lý chặt về tình hình nuôi, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu cá tra; thực hiện việc nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị cho cá tra. Về con giống, tăng cường kiểm soát chất lượng và triển khai nhanh các giải pháp sản xuất nhằm đảm bảo đủ số lượng cung cấp cho người nuôi. Tổng cục Thủy sản và các tỉnh ĐBSCL khẩn trương kiểm tra ngay đàn cá tra giống bố mẹ để cân đối, điều chuyển hợp lý nhằm phát triển nhanh việc sản xuất giống.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị các địa phương và ngành liên quan tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ việc định hướng phát triển ngành cá tra. Trong đó, cảnh báo việc giá cá tra tăng cao, nhưng cần tránh việc ùn ùn nuôi cá, nhất là những nơi ngoài quy hoạch, nuôi tự phát không có liên kết đầu ra với doanh nghiệp xuất khẩu vì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.