Cụ thể, có 149 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 376,1 triệu USD và 35 lượt dự án điều chỉnh vốn tăng vốn thêm 56 triệu USD.
Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào 38 quốc gia, vùng lãnh thổ. Lào là địa bàn chiếm số lượng vốn đầu tư cao nhất với 81,5 triệu USD (chiếm 18,8% tổng vốn đầu tư); kế tiếp là Australia với 55,5 triệu USD (chiếm 12,8%)… Ngành, lĩnh vực đầu tư được tập trung nhiều nhất lần lượt là các ngành tài chính ngân hàng, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nông, lâm nghiệp, thủy sản…
Tính đến nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 20% thị phần xuất khẩu. Cụ thể, trong 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 43 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đạt 11,7 tỷ USD nên mức xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ lên đến 31,7 tỷ USD. Việc xuất siêu sang Hoa Kỳ góp phần quan trọng giúp Việt Nam duy trì được thặng dư thương mại hơn 7,4 tỷ USD trong 11 tháng qua.
Mức độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng hàng năm hơn 14%. Có 10 nhóm hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD như dệt may, thủy sản, giày dép, máy móc thiết bị… Do vậy, thời gian tới, các bộ sẽ phối hợp triển khai các chương trình hành động về an toàn thực phẩm, đặc biệt là tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm theo chuỗi liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp và thị trường, giúp các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn thị trường nhằm giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu.