Biển Đông được lưu ý đặc biệt
Dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa và các quan chức cấp cao của nước chủ nhà. Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước đang ngày một gia tăng nên chuyến thăm được cho là cơ hội giúp hai bên tìm ra cách thức giải quyết những khúc mắc trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề an ninh.
Phát biểu với truyền thông trước chuyến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis đã đề cập đến hành động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc tại biển Đông. Mỹ đã liên tiếp bày tỏ lập trường cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông trong thời gian qua. Hồi tháng 5, Lầu Năm Góc hủy lời mời Trung Quốc tham dự tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) vì các động thái quân sự hóa của Bắc Kinh trên biển Đông. Vào tháng 6, tại Hội nghị an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La, ông Mattis lên án Bắc Kinh vì những hoạt động ở biển Đông gồm việc triển khai hệ thống vũ khí mới và tuyên bố Mỹ sẽ đấu tranh quyết liệt với các hành động của Trung Quốc ở vùng biển này nếu cần thiết.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho biết ông Mattis sẵn sàng bày tỏ lập trường của Mỹ trước các vấn đề trên, nhưng lãnh đạo Lầu Năm Góc không muốn mở đầu các đối thoại với vấn đề gây căng thẳng mà muốn bàn luận sâu hơn về quan hệ quốc phòng song phương. Giới phân tích cho rằng, hiện Mỹ vẫn cần sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên do đây là vấn đề hai bên cùng có lợi ích, nên ông Mattis sẽ nhân chuyến thăm này thuyết phục Trung Quốc ủng hộ kế hoạch hợp tác để Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí hạt nhân. Đây vốn là một trong những “hồ sơ” đối ngoại hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Australia mua máy bay tuần tra biển Đông
Chuyến thăm cũng là cơ hội để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis có dịp thị sát hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc. Khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới thăm Trung Quốc vào năm 2014, ông đã được mời lên tàu Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Bắc Kinh. Ba năm trước đó, Bắc Kinh cũng thông báo với Washington rằng nước này đã thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã mở rộng lực lượng hải quân và không quân của nước này.
Cùng ngày, Chính phủ Australia tuyên bố mua 6 máy bay tuần tra hàng hải không người lái MQ-4C Triton của Mỹ để tăng cường khả năng giám sát các vùng biển, bao gồm biển Đông. Chính phủ Australia cho biết sẽ hợp tác với Hải quân Mỹ để phát triển, sản xuất và duy trì hoạt động của máy bay Triton. Theo dự kiến, chiếc máy bay Triton đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động giữa năm 2023, trong khi 5 chiếc còn lại sẽ nhanh chóng được chuyển giao sau đó với mục tiêu cả phi đội sẽ hoạt động vào cuối năm 2025.
Hành động này cho thấy Australia sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong vấn đề biển Đông vì lo ngại sự mất ổn định tại khu vực. Mỹ từng nhiều lần kêu gọi Australia và các đồng minh an ninh châu Á tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mới đây, trong chuyến thăm Australia, Trung tướng David Berger, Tư lệnh lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương, bày tỏ mong muốn Australia cùng tham gia biểu dương sức mạnh hải quân và không quân nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông.
Dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa và các quan chức cấp cao của nước chủ nhà. Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước đang ngày một gia tăng nên chuyến thăm được cho là cơ hội giúp hai bên tìm ra cách thức giải quyết những khúc mắc trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề an ninh.
Phát biểu với truyền thông trước chuyến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis đã đề cập đến hành động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc tại biển Đông. Mỹ đã liên tiếp bày tỏ lập trường cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông trong thời gian qua. Hồi tháng 5, Lầu Năm Góc hủy lời mời Trung Quốc tham dự tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) vì các động thái quân sự hóa của Bắc Kinh trên biển Đông. Vào tháng 6, tại Hội nghị an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La, ông Mattis lên án Bắc Kinh vì những hoạt động ở biển Đông gồm việc triển khai hệ thống vũ khí mới và tuyên bố Mỹ sẽ đấu tranh quyết liệt với các hành động của Trung Quốc ở vùng biển này nếu cần thiết.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho biết ông Mattis sẵn sàng bày tỏ lập trường của Mỹ trước các vấn đề trên, nhưng lãnh đạo Lầu Năm Góc không muốn mở đầu các đối thoại với vấn đề gây căng thẳng mà muốn bàn luận sâu hơn về quan hệ quốc phòng song phương. Giới phân tích cho rằng, hiện Mỹ vẫn cần sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên do đây là vấn đề hai bên cùng có lợi ích, nên ông Mattis sẽ nhân chuyến thăm này thuyết phục Trung Quốc ủng hộ kế hoạch hợp tác để Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí hạt nhân. Đây vốn là một trong những “hồ sơ” đối ngoại hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Australia mua máy bay tuần tra biển Đông
Chuyến thăm cũng là cơ hội để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis có dịp thị sát hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc. Khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới thăm Trung Quốc vào năm 2014, ông đã được mời lên tàu Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Bắc Kinh. Ba năm trước đó, Bắc Kinh cũng thông báo với Washington rằng nước này đã thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã mở rộng lực lượng hải quân và không quân của nước này.
Cùng ngày, Chính phủ Australia tuyên bố mua 6 máy bay tuần tra hàng hải không người lái MQ-4C Triton của Mỹ để tăng cường khả năng giám sát các vùng biển, bao gồm biển Đông. Chính phủ Australia cho biết sẽ hợp tác với Hải quân Mỹ để phát triển, sản xuất và duy trì hoạt động của máy bay Triton. Theo dự kiến, chiếc máy bay Triton đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động giữa năm 2023, trong khi 5 chiếc còn lại sẽ nhanh chóng được chuyển giao sau đó với mục tiêu cả phi đội sẽ hoạt động vào cuối năm 2025.
Hành động này cho thấy Australia sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong vấn đề biển Đông vì lo ngại sự mất ổn định tại khu vực. Mỹ từng nhiều lần kêu gọi Australia và các đồng minh an ninh châu Á tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mới đây, trong chuyến thăm Australia, Trung tướng David Berger, Tư lệnh lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương, bày tỏ mong muốn Australia cùng tham gia biểu dương sức mạnh hải quân và không quân nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông.