Trước đó, nhiều chính khách Nga cáo buộc Mỹ can thiệp vào tình hình nội bộ của Nga trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ chưa có chiều hướng cải thiện.
Nước Nga vẫn trỗi dậy
Những thành công của chính sách đối ngoại, sự hồi phục của nền kinh tế và các cuộc bầu cử lập pháp gần đây với sự chiến thắng của đảng Nước Nga thống nhất dường như thuận lợi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa đắc cử tổng thống. Theo kết quả thăm dò do Trung tâm nghiên cứu Levada thực hiện mới đây, 63% người Nga sẽ bỏ phiếu cho ông Putin, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh truyền thống của ông như lãnh đạo đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Gennady Zyuganov (72 tuổi) và lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR) Vladimir Zhirinovsky (61 tuổi) chỉ nhận được 3% và 6% phiếu bầu.
Nền kinh tế Nga đang phục hồi, hệ thống chính trị Nga ổn định và chính sách đối ngoại được phần lớn cử tri đoàn ủng hộ. Nền kinh tế Nga cho thấy những kết quả tốt hơn mong đợi trong bối cảnh giá dầu thế giới sụt giảm, bị phương Tây trừng phạt và các khó khăn mang tính cơ cấu. Việc quản lý các yếu tố điều phối đã tỏ rõ tính hiệu quả: duy trì tỷ giá thả nổi của đồng rouble, cắt giảm các khoản chi tiêu ngân sách và sử dụng quỹ dự trữ, đã tạo thuận lợi cho sự thích ứng của nền kinh tế với bối cảnh mới.
Trên bình diện quốc tế, ảnh hưởng của Nga được nhận thấy qua các vấn đề chiến lược quan trọng. Trong 3 năm liên tiếp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được quốc tế công nhận là người có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh kinh tế, chính trị và quốc tế có lợi cho hình ảnh của Vladimir Putin, khả năng ông tái đắc cử là điều chắc chắn, cho dù các phong trào phản kháng đang gia tăng ở Nga.
Gia tăng sức ép từ phương Tây
Với lệnh cấm vận mới của Mỹ chống Nga công bố hồi tuần trước, Washington hy vọng họ sẽ có thể gây sức ép ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga và đến vị thế của Tổng thống Putin trong cuộc bầu cử sắp tới. Người phát ngôn Tổng thống Nga, Dmitry Peskov ngày 29-1 đã cáo buộc Mỹ mưu toan tác động đến cuộc bầu cử tổng thống ở nước này. Về cuộc biểu tình của phe đối lập diễn ra ngày 28-1, ông Peskov nhấn mạnh theo luật pháp, các cuộc biểu tình này cần phải được thống nhất với chính quyền về địa điểm tổ chức.
Một số cuộc biểu tình diễn ra hợp pháp trong khi một số cuộc biểu tình đã cố tình không thống nhất địa điểm tổ chức với chính quyền và như vậy là bất hợp pháp. Ông Peskov đã chỉ trích chính quyền Mỹ đang tìm cách tác động đến cuộc bầu cử tổng thống của Nga thông qua cái gọi là báo cáo Kremlin. Chính quyền Mỹ ngày 29-1 dự kiến trình Quốc hội cái gọi là báo cáo Kremlin gồm danh sách các nhà chính trị, các doanh nhân lớn mà theo Mỹ, có quan hệ với chính quyền Nga để Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các cá nhân, các công ty trong lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và tài chính cũng như các cơ quan tình báo của Nga.
Nước Nga vẫn trỗi dậy
Những thành công của chính sách đối ngoại, sự hồi phục của nền kinh tế và các cuộc bầu cử lập pháp gần đây với sự chiến thắng của đảng Nước Nga thống nhất dường như thuận lợi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa đắc cử tổng thống. Theo kết quả thăm dò do Trung tâm nghiên cứu Levada thực hiện mới đây, 63% người Nga sẽ bỏ phiếu cho ông Putin, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh truyền thống của ông như lãnh đạo đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Gennady Zyuganov (72 tuổi) và lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR) Vladimir Zhirinovsky (61 tuổi) chỉ nhận được 3% và 6% phiếu bầu.
Nền kinh tế Nga đang phục hồi, hệ thống chính trị Nga ổn định và chính sách đối ngoại được phần lớn cử tri đoàn ủng hộ. Nền kinh tế Nga cho thấy những kết quả tốt hơn mong đợi trong bối cảnh giá dầu thế giới sụt giảm, bị phương Tây trừng phạt và các khó khăn mang tính cơ cấu. Việc quản lý các yếu tố điều phối đã tỏ rõ tính hiệu quả: duy trì tỷ giá thả nổi của đồng rouble, cắt giảm các khoản chi tiêu ngân sách và sử dụng quỹ dự trữ, đã tạo thuận lợi cho sự thích ứng của nền kinh tế với bối cảnh mới.
Trên bình diện quốc tế, ảnh hưởng của Nga được nhận thấy qua các vấn đề chiến lược quan trọng. Trong 3 năm liên tiếp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được quốc tế công nhận là người có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh kinh tế, chính trị và quốc tế có lợi cho hình ảnh của Vladimir Putin, khả năng ông tái đắc cử là điều chắc chắn, cho dù các phong trào phản kháng đang gia tăng ở Nga.
Gia tăng sức ép từ phương Tây
Với lệnh cấm vận mới của Mỹ chống Nga công bố hồi tuần trước, Washington hy vọng họ sẽ có thể gây sức ép ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga và đến vị thế của Tổng thống Putin trong cuộc bầu cử sắp tới. Người phát ngôn Tổng thống Nga, Dmitry Peskov ngày 29-1 đã cáo buộc Mỹ mưu toan tác động đến cuộc bầu cử tổng thống ở nước này. Về cuộc biểu tình của phe đối lập diễn ra ngày 28-1, ông Peskov nhấn mạnh theo luật pháp, các cuộc biểu tình này cần phải được thống nhất với chính quyền về địa điểm tổ chức.
Một số cuộc biểu tình diễn ra hợp pháp trong khi một số cuộc biểu tình đã cố tình không thống nhất địa điểm tổ chức với chính quyền và như vậy là bất hợp pháp. Ông Peskov đã chỉ trích chính quyền Mỹ đang tìm cách tác động đến cuộc bầu cử tổng thống của Nga thông qua cái gọi là báo cáo Kremlin. Chính quyền Mỹ ngày 29-1 dự kiến trình Quốc hội cái gọi là báo cáo Kremlin gồm danh sách các nhà chính trị, các doanh nhân lớn mà theo Mỹ, có quan hệ với chính quyền Nga để Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các cá nhân, các công ty trong lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và tài chính cũng như các cơ quan tình báo của Nga.
Trong các cuộc biểu tình tại Nga ngày 28-1, thủ lĩnh đối lập Alekxei Navalny đã bị cảnh sát bắt trong vài giờ do tổ chức biểu tình không phép. Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc rằng lãnh đạo đối lập Alekxei Navalny (đã bị Ủy ban bầu cử Nga cấm ra tranh cử do tội biển thủ) đã được Mỹ ủng hộ.
Khi được hỏi về những chỉ trích của Mỹ về việc Nga cấm ông Navalny ra tranh cử, Tổng thống Putin khẳng định rằng đó là cách Mỹ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Nga. Mạng Eurasia dẫn lời Tổng thống Putin nói: “Cá nhân bạn đã đề cập (ông Navalny), ông ấy không phải là người duy nhất không được phép ra tranh cử. Vì lý do nào đó Mỹ không nói về những người khác”. Theo Tổng thống Putin, điều này hiển nhiên cho thấy sự ưa thích của Chính phủ Mỹ đối với những người mà họ muốn sử dụng để lãnh đạo các nước khác.