Không đổ lỗi cho Bắc Kinh
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nhấn mạnh chính quyền Mỹ đang lên kế hoạch theo đuổi chính sách gây áp lực một cách hòa bình lên Triều Tiên liên quan đến chương trình tên lửa của nước này. Đây là tuyên bố đầu tiên có phần “mềm mỏng” hơn từ phía Mỹ sau vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên diễn ra vào cuối tuần qua. Khi đó, phía Mỹ tuyên bố đang cân nhắc khả năng quân sự nhằm vào Triều Tiên. Tuy nhiên, theo nhận định của CNN, phương án quân sự vẫn không phải là phương án tối ưu nhất. Bởi nếu Mỹ chọn phương án quân sự, đồng minh thân cận Hàn Quốc sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất do giáp biên giới với Triều Tiên. Trong khi đó, Hàn Quốc lại đang ủng hộ xu hướng giải quyết vấn đề bằng các biện pháp đối thoại hòa bình.
Trong bài phát biểu tại buổi họp báo diễn ra ở thủ đô Washington, ông Rex Tillerson cũng cho rằng để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Mỹ cần hợp tác với Trung Quốc nên Washington không đổ lỗi cho Bắc Kinh về tình hình tại khu vực này. Quan điểm này có phần trái ngược với Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi nhà lãnh đạo Mỹ từng nhiều lần bày tỏ sự thất vọng trước Trung Quốc. Ngoài việc cho biết mong muốn đối thoại với Triều Tiên, ông Rex Tillerson khẳng định Washington không tìm cách lật đổ chế độ tại Triều Tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, nhưng cảnh báo Bình Nhưỡng phải ngừng chương trình tên lửa hạt nhân.
Trong ngày 2-8 Mỹ đã thực hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo Minuteman III không mang đầu đạn tại căn cứ quân sự Vandenberg ở California (Mỹ). Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, cuộc phóng thử được tiến hành nhằm kiểm tra tính hiệu quả, độ chính xác cũng như khả năng sẵn sàng chiến đấu của các hệ thống vũ khí chiến lược Mỹ. Tổ chức phi chính phủ Nuclear Age Peace Foundation cho rằng đây là động thái đáp trả của Washington trước động thái thử ICBM mới nhất của Bình Nhưỡng.
Cân nhắc điều tàu sân bay
Trong ngày 2-8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo Nhật Bản cùng với Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí tiếp tục hợp tác nhằm gây sức ép tối đa lên Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng phóng thử ICBM vừa qua. Các quan chức này cũng nhất trí ba nước sẽ không chấp nhận một nước Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cho rằng các bên cần tăng cường hợp tác quốc phòng để đối phó hiệu quả với các mối đe dọa.
Trong khi đó, theo hãng tin Yonhap, Mỹ đã cân nhắc điều 2 tàu sân bay tới bán đảo Triều Tiên trong cuộc tập trận chung thường niên mang tên “Người bảo vệ tự do Ulchi” (UFG). Các tàu sân bay này được cho là nhóm tàu tấn công USS Carl Vinson và USS Ronald Reagan, từng được điều tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên hồi cuối tháng 5 vừa qua. Theo nguồn tin, kế hoạch điều động sẽ được đẩy nhanh, trước khi khởi động cuộc tập trận mô phỏng được máy tính hỗ trợ theo dự kiến vào ngày 21-8. Nguồn tin cũng cho hay Mỹ đang cân nhắc điều 2 tàu sân bay và một số tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân vào tuần thứ ba của tháng này, trước khi cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc bắt đầu.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nhấn mạnh chính quyền Mỹ đang lên kế hoạch theo đuổi chính sách gây áp lực một cách hòa bình lên Triều Tiên liên quan đến chương trình tên lửa của nước này. Đây là tuyên bố đầu tiên có phần “mềm mỏng” hơn từ phía Mỹ sau vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên diễn ra vào cuối tuần qua. Khi đó, phía Mỹ tuyên bố đang cân nhắc khả năng quân sự nhằm vào Triều Tiên. Tuy nhiên, theo nhận định của CNN, phương án quân sự vẫn không phải là phương án tối ưu nhất. Bởi nếu Mỹ chọn phương án quân sự, đồng minh thân cận Hàn Quốc sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất do giáp biên giới với Triều Tiên. Trong khi đó, Hàn Quốc lại đang ủng hộ xu hướng giải quyết vấn đề bằng các biện pháp đối thoại hòa bình.
Trong bài phát biểu tại buổi họp báo diễn ra ở thủ đô Washington, ông Rex Tillerson cũng cho rằng để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Mỹ cần hợp tác với Trung Quốc nên Washington không đổ lỗi cho Bắc Kinh về tình hình tại khu vực này. Quan điểm này có phần trái ngược với Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi nhà lãnh đạo Mỹ từng nhiều lần bày tỏ sự thất vọng trước Trung Quốc. Ngoài việc cho biết mong muốn đối thoại với Triều Tiên, ông Rex Tillerson khẳng định Washington không tìm cách lật đổ chế độ tại Triều Tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, nhưng cảnh báo Bình Nhưỡng phải ngừng chương trình tên lửa hạt nhân.
Trong ngày 2-8 Mỹ đã thực hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo Minuteman III không mang đầu đạn tại căn cứ quân sự Vandenberg ở California (Mỹ). Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, cuộc phóng thử được tiến hành nhằm kiểm tra tính hiệu quả, độ chính xác cũng như khả năng sẵn sàng chiến đấu của các hệ thống vũ khí chiến lược Mỹ. Tổ chức phi chính phủ Nuclear Age Peace Foundation cho rằng đây là động thái đáp trả của Washington trước động thái thử ICBM mới nhất của Bình Nhưỡng.
Cân nhắc điều tàu sân bay
Trong ngày 2-8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo Nhật Bản cùng với Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí tiếp tục hợp tác nhằm gây sức ép tối đa lên Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng phóng thử ICBM vừa qua. Các quan chức này cũng nhất trí ba nước sẽ không chấp nhận một nước Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cho rằng các bên cần tăng cường hợp tác quốc phòng để đối phó hiệu quả với các mối đe dọa.
Trong khi đó, theo hãng tin Yonhap, Mỹ đã cân nhắc điều 2 tàu sân bay tới bán đảo Triều Tiên trong cuộc tập trận chung thường niên mang tên “Người bảo vệ tự do Ulchi” (UFG). Các tàu sân bay này được cho là nhóm tàu tấn công USS Carl Vinson và USS Ronald Reagan, từng được điều tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên hồi cuối tháng 5 vừa qua. Theo nguồn tin, kế hoạch điều động sẽ được đẩy nhanh, trước khi khởi động cuộc tập trận mô phỏng được máy tính hỗ trợ theo dự kiến vào ngày 21-8. Nguồn tin cũng cho hay Mỹ đang cân nhắc điều 2 tàu sân bay và một số tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân vào tuần thứ ba của tháng này, trước khi cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc bắt đầu.
Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo cho biết Ngoại trưởng Rex Tillerson sẽ đi thăm ba nước Đông Nam Á gồm Philippines, Thái Lan và Malaysia từ ngày 5 đến 9-8 tới. Tại thủ đô Manila của Philippines, ông Tillerson sẽ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị bộ trưởng Thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ-ASEAN… Ngoại trưởng Tillerson sẽ gặp gỡ những người đồng cấp và thảo luận một loạt vấn đề, trong đó có phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, an ninh hàng hải và chống khủng bố.