Mỹ không buộc phải đưa quân đến bảo vệ Ukraine

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ở miền Nam Italy ngày 13-6 giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký kết thỏa thuận an ninh có hiệu lực 10 năm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
UK.jpg
Tổng thống Joe Biden (phải) và Tổng thống Volodymyr Zelensky tại lễ ký kết. Ảnh: Getty Images

Động thái này nhằm thể hiện cam kết của Mỹ hỗ trợ lâu dài cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra.

Thỏa thuận này sẽ cho phép chính quyền Mỹ cung cấp cho Ukraine nhiều khoản viện trợ và huấn luyện quân sự. Văn bản, tương tự như thỏa thuận giữa Mỹ và Israel, nêu rõ Washington sẽ huấn luyện quân đội Ukraine, cung cấp thiết bị quốc phòng, thực hiện các cuộc tập trận chung và hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Tuy nhiên, không như với các nước thành viên trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thỏa thuận không buộc Mỹ phải đưa lực lượng đến bảo vệ Ukraine.

Cho đến nay, Mỹ vẫn là nước viện trợ nhiều nhất cho Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24-4 đã ký thông qua dự luật viện trợ nước ngoài, bao gồm gói hỗ trợ 61 tỷ USD cho Ukraine, sau khi dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua.

Tin cùng chuyên mục