Răn đe đối phương
Theo hãng tin Sputnik, Lầu Năm Góc công bố học thuyết quân sự với tên gọi Nuclear Posture Rewiew (NPR) nhằm trang bị cho quân đội vũ khí hạt nhân loại mới có sức hủy diệt thấp. Mỹ khẳng định rằng tình hình thế giới ngày càng xấu đi, chính sách hạt nhân của Triều Tiên, học thuyết quốc phòng Nga lấy vũ khí hạt nhân làm nồng cốt và tham vọng của Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng tại châu Á - Thái Bình Dương buộc Mỹ phải nhanh chóng làm mới kho vũ khí hạt nhân để xứng đáng là “người lính canh giữ tự do cho thế giới”.
Theo Lầu Năm Góc, quân đội Mỹ sẽ không chỉ dựa vào 3 nguồn hỏa lực cổ điển, thiếu linh hoạt là tàu ngầm phóng tên lửa, tên lửa hạt nhân trên đất liền và máy bay ném bom chiến lược. Trong trung hạn, lực lượng răn đe của Mỹ phải đủ sức linh hoạt, thích ứng mọi hoàn cảnh, xuyên thủng hàng rào phòng thủ của đối phương, đáp trả chính xác và hiệu quả. Chiến lược 3 bước cụ thể gồm: Cải tiến đầu đạn hạt nhân chiến lược theo hướng giảm sức hủy diệt, nhưng tăng hiệu năng tàng hình; Chế tạo tên lửa hành trình hải đối địa; Tiếp tục chương trình canh tân kho vũ khí hạt nhân được ban hành dưới thời của Tổng thống Barack Obama.
Theo giới quan sát tại Washington, 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ có thể bất đồng trên mọi vấn đề, nhưng luôn luôn có khả năng đồng thuận để chống Nga. Phải chăng đây là khởi điểm của một cuộc chạy đua vũ trang mà Tổng thống Donald Trump “bấm nút”? Giáo sư Pierre Grossier, Đại học Chính trị Paris (Pháp), nhận định đây là chuyện bình thường: “Điểm then chốt của vấn đề là liệu đây có phải sự thay đổi lớn hay chỉ là một vài thay đổi nhỏ. Chính phủ Mỹ thường xuyên đưa ra những học thuyết để giải thích vì sao có một chương trình vũ khí như thế và nhất là chương trình này dùng để chống lại những mối đe dọa nào. Đây là công việc của các tổng thống Mỹ trước đây, kể cả Tổng thống Barack Obama. Câu hỏi lớn hiện nay là làm sao biết được thâm ý của ông Donald Trump hoặc của Bộ Ngoại giao hay của giới quân sự Mỹ”.
Quân đội Mỹ sẽ được trang bị vũ khí mới, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm ngắn với đầu đạn hạt nhân có sức hủy diệt thấp nhưng có 2 ưu điểm: uyển chuyển và đa dạng. Nhưng thế nào là mới và vì sao chiến lược răn đe hiện nay không còn thích hợp nữa? Chuyên gia Benjamin Hautecouverture, Viện Nghiên cứu Chiến lược FRS, cho hay các nhà hoạch định kế hoạch của Mỹ trong suốt 2 thập niên (từ năm 2000 đến nay), đã đau đầu trước một vấn đề nan giải khi phải đối phó với một trong 2 kịch bản sau đây: Thứ nhất, một cuộc chiến tranh quy ước dưới dạng vũ khí hạt nhân loại yếu. Thứ hai, một cuộc tấn công bằng hạt nhân, nhưng hạn chế trong một khu vực mà đối thủ là một cường quốc hạt nhân tầm cỡ như Nga. Hoặc là đối phương là một cường quốc hạt nhân loại nhỏ như Triều Tiên nhắm vào một đồng minh của Mỹ ở châu Á như Hàn Quốc.
Cả 2 kịch bản này, đến bây giờ, Mỹ chưa biết đáp trả ra sao để không bị mất uy tín của một siêu cường. Bởi lẽ, Mỹ chỉ có 2 thái độ: Một là để cho Nga hoặc Triều Tiên áp đảo. Hai là phải dùng vũ khí hạt nhân mạnh hơn nhưng với hệ quả là nguy cơ leo thang vũ lực và cuối cùng là chiến tranh hạt nhân hủy diệt. “Giải pháp thứ ba là không dùng vũ khí hạt nhân nhưng làm cho đối phương phải suy nghĩ nhiều lần và kết luận rằng họ sẽ trả giá rất nặng. Đó là ý nghĩa của sức mạnh răn đe”, chuyên gia Hautecouverture nói.
Nguy hiểm, bất an hơn
Từ năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, Nga củng cố vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược quốc phòng. Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lên nắm quyền, học thuyết quốc phòng năm 2000 đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột cấp vùng, để buộc đối phương phải xuống thang. Về vũ khí hạt nhân, Nga hiện chỉ còn bị trói buộc với Mỹ bởi 2 hiệp định: Hiệp định Lực lượng hạt nhân chiến lược tầm trung (INF) ký vào thời Liên Xô và Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START) mới ký với Mỹ vào năm 2010 và sẽ hết hiệu lực vào năm 2021.
Với việc ký Hiệp ước START mới, Tổng thống Mỹ thời điểm đó là ông Barack Obama, muốn chấm dứt chạy đua cạnh tranh giữa 2 siêu cường nguyên tử, mở lại đối thoại chiến lược với một tiến trình kiểm soát vũ khí, kết thúc vào năm 2021, để rồi dần dần đi đến mục tiêu tối hậu là một thế giới không hạt nhân. Đó là một cách bày tỏ thiện chí của Mỹ và Nga, 2 nước nắm trong tay 90% vũ khí hạt nhân trên thế giới, muốn chứng tỏ rằng 2 đại cường có tinh thần trách nhiệm.
Nhưng giờ đây, tình hình đã khác. Theo ông Hautecouverture, năm 2018, nhân loại đứng trước một tình thế hoàn toàn mới, nguy hiểm hơn, bất an hơn, không còn những thiện chí mà Tổng thống Barack Obama tuyên bố với thế giới vào năm 2010. Chính sách sức mạnh hạt nhân mới của Mỹ xem đe dọa thứ nhất là sự trở lại của nước Nga ở tư thế một đối thủ chiến lược. Đe dọa thứ hai là Trung Quốc với sự trỗi dậy như là một đối thủ lợi hại không kém. Theo các chuyên gia của Lầu Năm Góc, Nga được xem là 1 trong 2 mối đe dọa chính thông qua sự kiện bán đảo Crimea của Ukraine sáp nhập vào Nga. Trung Quốc là mối đe dọa chính thứ hai bởi bề ngoài, Bắc Kinh tỏ thái độ ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân với một đường lối ngoại giao khiêm tốn nhưng thực ra, Bắc Kinh âm thầm cải tiến vũ khí chiến lược, đang thách thức thế thượng phong trong vùng ảnh hưởng truyền thống của Mỹ là châu Á-Thái Bình Dương.
Ngoài 2 đại cường quốc này còn có Triều Tiên và Iran. Triều Tiên luôn ưu tiên cho phát triển chương trình hạt nhân còn Iran có chương trình tên lửa đạn đạo đứng ngoài vòng kiểm soát của quốc tế. Chuyện hy hữu ở đây là cả Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và các tổ chức khủng bố đều áp dụng chiến lược răn đe. Đây là chuyện chưa từng xảy ra trước đây.
Theo hãng tin Sputnik, Lầu Năm Góc công bố học thuyết quân sự với tên gọi Nuclear Posture Rewiew (NPR) nhằm trang bị cho quân đội vũ khí hạt nhân loại mới có sức hủy diệt thấp. Mỹ khẳng định rằng tình hình thế giới ngày càng xấu đi, chính sách hạt nhân của Triều Tiên, học thuyết quốc phòng Nga lấy vũ khí hạt nhân làm nồng cốt và tham vọng của Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng tại châu Á - Thái Bình Dương buộc Mỹ phải nhanh chóng làm mới kho vũ khí hạt nhân để xứng đáng là “người lính canh giữ tự do cho thế giới”.
Theo Lầu Năm Góc, quân đội Mỹ sẽ không chỉ dựa vào 3 nguồn hỏa lực cổ điển, thiếu linh hoạt là tàu ngầm phóng tên lửa, tên lửa hạt nhân trên đất liền và máy bay ném bom chiến lược. Trong trung hạn, lực lượng răn đe của Mỹ phải đủ sức linh hoạt, thích ứng mọi hoàn cảnh, xuyên thủng hàng rào phòng thủ của đối phương, đáp trả chính xác và hiệu quả. Chiến lược 3 bước cụ thể gồm: Cải tiến đầu đạn hạt nhân chiến lược theo hướng giảm sức hủy diệt, nhưng tăng hiệu năng tàng hình; Chế tạo tên lửa hành trình hải đối địa; Tiếp tục chương trình canh tân kho vũ khí hạt nhân được ban hành dưới thời của Tổng thống Barack Obama.
Theo giới quan sát tại Washington, 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ có thể bất đồng trên mọi vấn đề, nhưng luôn luôn có khả năng đồng thuận để chống Nga. Phải chăng đây là khởi điểm của một cuộc chạy đua vũ trang mà Tổng thống Donald Trump “bấm nút”? Giáo sư Pierre Grossier, Đại học Chính trị Paris (Pháp), nhận định đây là chuyện bình thường: “Điểm then chốt của vấn đề là liệu đây có phải sự thay đổi lớn hay chỉ là một vài thay đổi nhỏ. Chính phủ Mỹ thường xuyên đưa ra những học thuyết để giải thích vì sao có một chương trình vũ khí như thế và nhất là chương trình này dùng để chống lại những mối đe dọa nào. Đây là công việc của các tổng thống Mỹ trước đây, kể cả Tổng thống Barack Obama. Câu hỏi lớn hiện nay là làm sao biết được thâm ý của ông Donald Trump hoặc của Bộ Ngoại giao hay của giới quân sự Mỹ”.
Quân đội Mỹ sẽ được trang bị vũ khí mới, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm ngắn với đầu đạn hạt nhân có sức hủy diệt thấp nhưng có 2 ưu điểm: uyển chuyển và đa dạng. Nhưng thế nào là mới và vì sao chiến lược răn đe hiện nay không còn thích hợp nữa? Chuyên gia Benjamin Hautecouverture, Viện Nghiên cứu Chiến lược FRS, cho hay các nhà hoạch định kế hoạch của Mỹ trong suốt 2 thập niên (từ năm 2000 đến nay), đã đau đầu trước một vấn đề nan giải khi phải đối phó với một trong 2 kịch bản sau đây: Thứ nhất, một cuộc chiến tranh quy ước dưới dạng vũ khí hạt nhân loại yếu. Thứ hai, một cuộc tấn công bằng hạt nhân, nhưng hạn chế trong một khu vực mà đối thủ là một cường quốc hạt nhân tầm cỡ như Nga. Hoặc là đối phương là một cường quốc hạt nhân loại nhỏ như Triều Tiên nhắm vào một đồng minh của Mỹ ở châu Á như Hàn Quốc.
Cả 2 kịch bản này, đến bây giờ, Mỹ chưa biết đáp trả ra sao để không bị mất uy tín của một siêu cường. Bởi lẽ, Mỹ chỉ có 2 thái độ: Một là để cho Nga hoặc Triều Tiên áp đảo. Hai là phải dùng vũ khí hạt nhân mạnh hơn nhưng với hệ quả là nguy cơ leo thang vũ lực và cuối cùng là chiến tranh hạt nhân hủy diệt. “Giải pháp thứ ba là không dùng vũ khí hạt nhân nhưng làm cho đối phương phải suy nghĩ nhiều lần và kết luận rằng họ sẽ trả giá rất nặng. Đó là ý nghĩa của sức mạnh răn đe”, chuyên gia Hautecouverture nói.
Nguy hiểm, bất an hơn
Từ năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, Nga củng cố vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược quốc phòng. Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lên nắm quyền, học thuyết quốc phòng năm 2000 đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột cấp vùng, để buộc đối phương phải xuống thang. Về vũ khí hạt nhân, Nga hiện chỉ còn bị trói buộc với Mỹ bởi 2 hiệp định: Hiệp định Lực lượng hạt nhân chiến lược tầm trung (INF) ký vào thời Liên Xô và Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START) mới ký với Mỹ vào năm 2010 và sẽ hết hiệu lực vào năm 2021.
Với việc ký Hiệp ước START mới, Tổng thống Mỹ thời điểm đó là ông Barack Obama, muốn chấm dứt chạy đua cạnh tranh giữa 2 siêu cường nguyên tử, mở lại đối thoại chiến lược với một tiến trình kiểm soát vũ khí, kết thúc vào năm 2021, để rồi dần dần đi đến mục tiêu tối hậu là một thế giới không hạt nhân. Đó là một cách bày tỏ thiện chí của Mỹ và Nga, 2 nước nắm trong tay 90% vũ khí hạt nhân trên thế giới, muốn chứng tỏ rằng 2 đại cường có tinh thần trách nhiệm.
Nhưng giờ đây, tình hình đã khác. Theo ông Hautecouverture, năm 2018, nhân loại đứng trước một tình thế hoàn toàn mới, nguy hiểm hơn, bất an hơn, không còn những thiện chí mà Tổng thống Barack Obama tuyên bố với thế giới vào năm 2010. Chính sách sức mạnh hạt nhân mới của Mỹ xem đe dọa thứ nhất là sự trở lại của nước Nga ở tư thế một đối thủ chiến lược. Đe dọa thứ hai là Trung Quốc với sự trỗi dậy như là một đối thủ lợi hại không kém. Theo các chuyên gia của Lầu Năm Góc, Nga được xem là 1 trong 2 mối đe dọa chính thông qua sự kiện bán đảo Crimea của Ukraine sáp nhập vào Nga. Trung Quốc là mối đe dọa chính thứ hai bởi bề ngoài, Bắc Kinh tỏ thái độ ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân với một đường lối ngoại giao khiêm tốn nhưng thực ra, Bắc Kinh âm thầm cải tiến vũ khí chiến lược, đang thách thức thế thượng phong trong vùng ảnh hưởng truyền thống của Mỹ là châu Á-Thái Bình Dương.
Ngoài 2 đại cường quốc này còn có Triều Tiên và Iran. Triều Tiên luôn ưu tiên cho phát triển chương trình hạt nhân còn Iran có chương trình tên lửa đạn đạo đứng ngoài vòng kiểm soát của quốc tế. Chuyện hy hữu ở đây là cả Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và các tổ chức khủng bố đều áp dụng chiến lược răn đe. Đây là chuyện chưa từng xảy ra trước đây.
Đầu tháng 3-2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có buổi thuyết trình trước Quốc hội Nga về kho vũ khí mới “siêu mạnh” của Nga bao gồm: Sarmat, một tên lửa liên lục địa nặng 200 tấn có thể mang đầu đạn hạt nhân, có khả năng tấn công mọi mục tiêu; một loại xe lặn được, nhanh hơn cả tàu ngầm, 2 loại tên lửa siêu thanh và một loại vũ khí laser “bí ẩn”...
Tổng thống Putin giải thích nỗ lực của Nga trong lĩnh vực trang thiết bị quân sự là “lời đáp trả” đối với hoạt động quân sự của Mỹ trên thế giới và ngay sát sườn biên giới với Nga, trong đó có việc Mỹ triển khai hệ thống chống tên lửa tại Đông Âu và Hàn Quốc.
Một số chuyên gia nhận định bài phát biểu của Tổng thống Nga có thể góp phần nâng cao vị trí của Nga trên trường quốc tế nhưng cũng sẽ làm xấu thêm quan hệ Nga-Mỹ, vốn đang tồn tại nhiều mâu thuẫn.
Tổng thống Putin giải thích nỗ lực của Nga trong lĩnh vực trang thiết bị quân sự là “lời đáp trả” đối với hoạt động quân sự của Mỹ trên thế giới và ngay sát sườn biên giới với Nga, trong đó có việc Mỹ triển khai hệ thống chống tên lửa tại Đông Âu và Hàn Quốc.
Một số chuyên gia nhận định bài phát biểu của Tổng thống Nga có thể góp phần nâng cao vị trí của Nga trên trường quốc tế nhưng cũng sẽ làm xấu thêm quan hệ Nga-Mỹ, vốn đang tồn tại nhiều mâu thuẫn.