Dự báo đỉnh lũ đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng xuất hiện vào giữa tháng 10-2021, tại Tân Châu (An Giang) dao động ở mức từ 2,8-3,2m, thấp hơn khoảng 0,3-0,7m so với báo động 1 và thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5-0,9m; tại Châu Đốc (An Giang) đỉnh lũ dao động ở mức 2,6-2,9m, thấp hơn khoảng 0,1-0,4m so với báo động 1 và thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,4-0,6m...
Do ảnh hưởng lũ quá nhỏ và về muộn, nên nguồn lợi thủy sản năm nay giảm rất nhiều so với các năm trước. Dù vậy, những ngày qua, nông dân vùng lũ như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP Cần Thơ... vẫn nỗ lực triển khai các phương án đánh bắt thủy sản mùa lũ để mưu sinh. Đối với các khu vực có đê bao bảo vệ nông dân tranh thủ gia tăng sản xuất lúa thu đông, rau màu các loại... để tăng thu nhập.
Năm nay nước lũ về ít, khiến nông dân ĐBSCL gặp khó trong khai thác thủy sản. Ảnh: NGUYỄN PHAN
Nông dân ĐBSCL tranh thủ sản xuất hơn 714.600ha lúa thu đông. Ảnh: NGỌC DÂN
Đánh bắt cá linh ở TP Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: TÍN HUY
Trồng ấu kết hợp nuôi cá cho hiệu quả cao ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp). Ảnh: NGỌC DÂN
Đặt lợp bắt cá khi nước lũ về ở ĐBSCL.Ảnh: VĂN AN
Các loại cá linh, cá chốt, cá rô biển... mùa lũ rất ngon. Ảnh: VĂN AN
Thu hoạch bông súng, một sản vật mùa lũ. Ảnh: VĂN AN