Mưu sinh giữa biển cạn

Phá Tam Giang còn có tên gọi Hác Hải hay Hạt Hải - nghĩa là biển cạn, nơi giao hòa cuối nguồn của 3 con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương trước khi hòa vào biển cả qua cửa Thuận An (Thừa Thiên - Huế).
Đua ghe vào dịp lễ của bà con dân chài
Đua ghe vào dịp lễ của bà con dân chài

Theo các nhà khoa học, phá Tam Giang có diện tích 52km², chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của cả nước với hệ sinh thái vùng đất ngập mặn phong phú nhất Đông Nam Á.

Nơi đây, công việc mưu sinh của ngư dân hàng trăm năm đã thành nghề, thành nếp gắn với quá trình tụ cư canh tác, chiếm lĩnh vùng sóng nước, khai lập làng và cả những lễ hội đặc thù của nhiều thế hệ dân cư sinh sống ven vùng đầm phá Tam Giang mênh mông.

Mưu sinh giữa biển cạn ảnh 1 Thu hoạch cá nuôi bằng lồng trên phá Tam Giang
Mưu sinh giữa biển cạn ảnh 2 Mỗi ngày dầm mình dưới nước, bình quân mỗi phụ nữ bắt được 15kg trìa (5.000 đồng/kg)
 
Mưu sinh giữa biển cạn ảnh 3 Bình minh lên cũng là lúc chợ nổi vừa tan, trả lại vẻ bình lặng cho vùng đầm phá mêng mang
Mưu sinh giữa biển cạn ảnh 4 Những “con chữ” lớn lên ngay giữa phá Tam Giang
Mưu sinh giữa biển cạn ảnh 5 Ngâm mình lâu dưới nước khiến chân tay người mò bắt trìa nhăn nhúm vì lạnh

Tin cùng chuyên mục