Muôn vẻ mưu sinh ở biển

Miền Trung có vị thế rất quan trọng trong phát triển kinh tế biển của cả nước vì sở hữu nhiều bãi biển, làng biển rất đẹp. Nơi đây có đội ngũ ngư dân đông đảo nhất nước, là “quê hương” các ngư trường như Hoàng Sa, Trường Sa… Hôm nay, trong cuộc mưu sinh mới ở biển, ngư dân từ ven bờ đến xa bờ ở miền Trung đang dần chuyển dịch để tái cơ cấu, hướng đến tính chuyên nghiệp, bền vững. Những đội tàu lớn hình thành tổ đội hỗ trợ nhau, trang bị công nghệ hiện đại, ứng dụng vệ tinh vươn khơi đánh bắt. Nhiều tỉnh đón đầu ngành nuôi biển, ký kết với các đối tác lớn trên thế giới để chuyển dịch dần từ đánh bắt sang nuôi biển và bảo tồn, phục hồi sinh thái biển. Ở nhiều làng biển, ngư dân bước vào làm dịch vụ du lịch cộng đồng, giải trí biển.

P1b.jpg
Ngư dân các tỉnh Bình Định và Phú Yên câu được cá ngừ đại dương xuất khẩu nặng hàng chục kilôgam. Ảnh: NGỌC OAI
PSA Anh2-ẢNH 2.jpg
Đoàn tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định (2.300 tàu) được mệnh danh là đoàn “tàu vua”, bởi làm ăn hiệu quả, bám biển quanh năm. Ảnh: NGUYỄN DŨNG
PSA Anh9-ẢNH 6 (2).jpg
Ngư dân tỉnh Phú Yên bủa lưới bắt cá. Ảnh: PHAN TÍN
PSA Anh8-ẢNH 6 (1).jpg
Những con tàu sở hữu tấm lưới “khủng” màu xanh, ẩn mình dưới nước biển để vây bắt hải sản. Ảnh: ĐẶNG VĂN HẢI
PSA Anh12-ẢNH 8 (2).jpg
Ngư dân ở làng câu cá ngừ đại dương Tam Quan Bắc (tỉnh Bình Định) trúng đậm. Ảnh: NGỌC OAI
PSA Anh21-ẢNH 14 (2).jpg
Thu hoạch cá lồng nuôi tại dự án nuôi biển ở tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: XUÂN HUYÊN
PSA Anh23-ẢNH 15 (2).jpg
Ngư dân làng chài cổ Gò Cỏ - Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi) sử dụng thuyền nan cổ truyền đưa đón khách. Ảnh: XUÂN HUYÊN
PSA Anh24-ẢNH 16 (1).jpg
Tranh 3D chủ đề về biển ở Làng chài mũi Gành (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) phục vụ phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: NGỌC OAI

Tin cùng chuyên mục