Chưa kể có đến 2 trung tâm nữa cùng có quyền thu tiền liên quan đến âm nhạc, khiến người sử dụng càng thêm rối.
Chia cho ai và chia như thế nào?
Khi VCPMC được thành lập vào 15 năm trước, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên làm Giám đốc phía Nam của VCPMC trong 2 năm, ông cho biết: “Phần lớn các hội viên của Hội Âm nhạc Việt Nam cam kết ủy quyền cho VCPMC nhưng cũng có rất nhiều nhạc sĩ không tham gia VCPMC”. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, VCPMC không phải là đơn vị được tất cả các tác giả (nhạc sĩ, nhà thơ) đang hoạt động tại Việt Nam hay hải ngoại giao phó tác phẩm để đi thu tiền. Chính vì vậy, việc công bố danh sách tác giả/tác phẩm mà VCPMC được ủy quyền để người dùng biết là điều cần thiết để họ đóng tiền cho “sản phẩm” đã, đang và sẽ sử dụng.
Thế nhưng, ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc VCPMC phía Bắc, cho rằng: “Tính đến thời điểm tháng 6-2013, VCPMC đã ký kết thỏa thuận ủy thác với 49 tổ chức quốc tế có phạm vi hoạt động tại 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, VCPMC đại diện cho 3.600 nhạc sĩ và cả quốc tế là “thay mặt” cho khoảng 4 triệu tác giả. Tuy nhiên, không thể nào mỗi lần đi truy thu lại đưa ra tận 4 triệu giấy ủy quyền của các tác giả như đề nghị của các đơn vị kinh doanh. Hệ thống các tác giả ủy quyền cho VCPMC được quản lý trên trang web đặt tại Thụy Sĩ. Các thành viên trong tổ chức coi danh sách này là tài sản mà chỉ có các thành viên của tổ chức mới được phép kiểm tra các thông tin với tư cách riêng. Cũng tại hệ thống quốc tế này, các ca khúc thuộc nước nào, thuộc tổ chức âm nhạc nào quản lý cũng được phân loại để thu phí về tổ chức đó”.
Như ông Nguyễn Hoàng Giang nói, danh sách 4 triệu tác giả là tài sản của VCPMC không phải ai muốn là có thể biết. Như vậy thì người dùng vô phương trong việc muốn đóng tiền đàng hoàng cho VCPMC, bởi không thể biết tác giả nào là “tài sản của VCPMC” và tác giả nào không phải thành viên của trung tâm này? Người dùng chỉ trả tiền cho những tác giả mà họ sử dụng tác phẩm và thật phi lý khi buộc phải trả tiền luôn cho những tác giả không “nhờ cậy” VCPMC đi thu. Trao đổi với một vài chủ phòng trà tại TPHCM, được biết về tác quyền, họ đóng tiền đầy đủ theo quy định của VCPMC, nhưng rất băn khoăn khi chỉ biết đóng tiền chứ không có danh mục sử dụng bài hát. Những trường hợp như vậy, không biết số tiền bản quyền âm nhạc được thu về sẽ chia cho ai và chia như thế nào?
Nguy cơ giẫm chân nhau
Hiện tại, có cùng lúc 3 trung tâm đại diện các quyền liên quan đến âm nhạc, gồm: Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) và Hội Bảo vệ quyền biểu diễn âm nhạc của nghệ sĩ Việt Nam (APPA). Cả 3 trung tâm này đều có quyền đi thu tiền ở những đơn vị sử dụng sản phẩm ghi âm, ghi hình như các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, điểm kinh doanh karaoke… Nếu VCPMC cũng chỉ thu tiền tác quyền cho nhạc sĩ, nhà thơ là tác giả của bài hát thì các quyền còn lại của diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm… lại thuộc về RIAV và APPA.
Trong khi VCPMC đưa ra mức giá cào bằng ở quán cà phê với trường hợp cơ sở có từ 1 - 30 chỗ ngồi, nếu sử dụng nhạc nền thông qua bản ghi âm, ghi hình sẽ phải trả 2,5 triệu đồng/năm. Nếu sử dụng nhạc nền và nhạc sống trả 4,5 triệu đồng/năm. Với mỗi chỗ ngồi tăng thêm, cơ sở sẽ phải trả lần lượt là 70.000 đồng và 130.000 đồng/chỗ ngồi/năm…; thì RIAV thu 2.000 đồng/bài hát/năm ở các điểm kinh doanh karaoke. Chính việc thu cào bằng này khiến người dùng phân vân không biết phải đóng tiền như thế nào. Bởi có những bài hát được nghe/hát rất nhiều, trong khi có nhiều bài quanh năm không ai… đụng đến. Thu cào bằng như thế khác nào ép người dùng phải trả tiền cho những bài hát mà họ không dùng.
Chưa kể sự chồng chéo trong việc thu tiền của 3 trung tâm này tạo nên sự rối rắm và bất công cho người sử dụng các tác phẩm âm nhạc và thực hiện các quyền liên quan. Chẳng hạn, RIAV cũng chỉ đại diện thu cho những thành viên của họ, mà đa số là các hãng sản xuất phát hành băng đĩa và một số ít ca sĩ. Những người biểu diễn còn lại, trong tương lai có lẽ họ sẽ nương dựa vào APPA. Thế nhưng đang có dấu hiệu RIAV “chiếm quyền” của APPA.
Từ ngày 1-7, RIAV ủy thác cho công ty điện tử Hanet được toàn quyền thu tiền các cơ sở kinh doanh karaoke với phí 2.000 đồng/bài hát/năm. Các cơ sở kinh doanh karaoke nếu không muốn đóng số tiền này phải sử dụng đầu karaoke do Hanet sản xuất. Hình thức là cơ sở karaoke và Hanet cùng khai thác quảng cáo trên màn hình karaoke. Hanet còn hứa hẹn chẳng những không tốn 2.000 đồng/bài hát/năm đóng cho RIAV mà còn được chia lợi nhuận từ quảng cáo.
Tuy nhiên, Hanet công bố trong đầu máy karaoke của mình bán ra có sẵn 40.000 bài hát tiếng Việt, trong khi đó RIAV xác nhận chỉ được ủy quyền từ khoảng 2.000-5.000 bài! Vậy trên 35.000 bài còn lại (và hàng chục ngàn bài hát nước ngoài) là của ai mà Hanet đang sử dụng để kinh doanh? Trong khi trên 35.000 bài hát này có quyền của người biểu diễn thuộc về sự quản lý và thu tiền của APPA chứ không phải của RIAV. Nếu RIAV thông qua Hanet đi thu cùng lúc 40.000 bài hát karaoke, hóa ra RIAV thu luôn 35.000 bài hát mà RIAV không được ủy quyền và chiếm luôn quyền còn lại APPA.
Khó kiểm soát được thu chi
Theo quy định, VCPMC được quyền giữ lại 20% doanh thu hàng năm nhằm sử dụng cho các hoạt động của trung tâm, riêng trong năm 2016 VCPMC thu về khoảng 3,5 triệu USD. Nhiều người cho rằng 20% là số tiền khá nhiều vì VCPMC không phải đầu tư gì nhiều ngoại trừ cất công đi thu. Bằng chứng là đích thân ông Phó Đức Phương, Giám đốc VCPMC đã phải xuất hiện để đòi tiền một đêm show ca nhạc, thay vì ở vị trí giám đốc như ông có thể thuê người khác làm việc này.
Vậy nhưng, sau khi trừ 20% cho VCPMC, các tác giả nhận được bao nhiêu mỗi năm? Ngoại trừ một vài nhạc sĩ như Trịnh Công Sơn nhận được số tiền vài trăm triệu đồng thì hơn 3.000 tác giả đã ủy quyền xem như tiền nhận được hàng quý hay hàng năm từ VCPMC là “có còn hơn không”.
Bây giờ, với cách thu cào bằng ở các quán cà phê, tivi, karaoke của VCPMC và RIAV, các tác giả và người biểu diễn càng khó kiểm soát thu chi hơn nữa. Đây cũng là sự thiếu công bằng, không kích thích sự sáng tạo vì có bài hát được dùng nhiều và có bài không ai hát. Nhưng đã thu cào bằng thì khi chi cũng phải chia đều cho các tác giả, người biểu diễn.
Chia cho ai và chia như thế nào?
Khi VCPMC được thành lập vào 15 năm trước, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên làm Giám đốc phía Nam của VCPMC trong 2 năm, ông cho biết: “Phần lớn các hội viên của Hội Âm nhạc Việt Nam cam kết ủy quyền cho VCPMC nhưng cũng có rất nhiều nhạc sĩ không tham gia VCPMC”. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, VCPMC không phải là đơn vị được tất cả các tác giả (nhạc sĩ, nhà thơ) đang hoạt động tại Việt Nam hay hải ngoại giao phó tác phẩm để đi thu tiền. Chính vì vậy, việc công bố danh sách tác giả/tác phẩm mà VCPMC được ủy quyền để người dùng biết là điều cần thiết để họ đóng tiền cho “sản phẩm” đã, đang và sẽ sử dụng.
Thế nhưng, ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc VCPMC phía Bắc, cho rằng: “Tính đến thời điểm tháng 6-2013, VCPMC đã ký kết thỏa thuận ủy thác với 49 tổ chức quốc tế có phạm vi hoạt động tại 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, VCPMC đại diện cho 3.600 nhạc sĩ và cả quốc tế là “thay mặt” cho khoảng 4 triệu tác giả. Tuy nhiên, không thể nào mỗi lần đi truy thu lại đưa ra tận 4 triệu giấy ủy quyền của các tác giả như đề nghị của các đơn vị kinh doanh. Hệ thống các tác giả ủy quyền cho VCPMC được quản lý trên trang web đặt tại Thụy Sĩ. Các thành viên trong tổ chức coi danh sách này là tài sản mà chỉ có các thành viên của tổ chức mới được phép kiểm tra các thông tin với tư cách riêng. Cũng tại hệ thống quốc tế này, các ca khúc thuộc nước nào, thuộc tổ chức âm nhạc nào quản lý cũng được phân loại để thu phí về tổ chức đó”.
Như ông Nguyễn Hoàng Giang nói, danh sách 4 triệu tác giả là tài sản của VCPMC không phải ai muốn là có thể biết. Như vậy thì người dùng vô phương trong việc muốn đóng tiền đàng hoàng cho VCPMC, bởi không thể biết tác giả nào là “tài sản của VCPMC” và tác giả nào không phải thành viên của trung tâm này? Người dùng chỉ trả tiền cho những tác giả mà họ sử dụng tác phẩm và thật phi lý khi buộc phải trả tiền luôn cho những tác giả không “nhờ cậy” VCPMC đi thu. Trao đổi với một vài chủ phòng trà tại TPHCM, được biết về tác quyền, họ đóng tiền đầy đủ theo quy định của VCPMC, nhưng rất băn khoăn khi chỉ biết đóng tiền chứ không có danh mục sử dụng bài hát. Những trường hợp như vậy, không biết số tiền bản quyền âm nhạc được thu về sẽ chia cho ai và chia như thế nào?
Nguy cơ giẫm chân nhau
Hiện tại, có cùng lúc 3 trung tâm đại diện các quyền liên quan đến âm nhạc, gồm: Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) và Hội Bảo vệ quyền biểu diễn âm nhạc của nghệ sĩ Việt Nam (APPA). Cả 3 trung tâm này đều có quyền đi thu tiền ở những đơn vị sử dụng sản phẩm ghi âm, ghi hình như các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, điểm kinh doanh karaoke… Nếu VCPMC cũng chỉ thu tiền tác quyền cho nhạc sĩ, nhà thơ là tác giả của bài hát thì các quyền còn lại của diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm… lại thuộc về RIAV và APPA.
Trong khi VCPMC đưa ra mức giá cào bằng ở quán cà phê với trường hợp cơ sở có từ 1 - 30 chỗ ngồi, nếu sử dụng nhạc nền thông qua bản ghi âm, ghi hình sẽ phải trả 2,5 triệu đồng/năm. Nếu sử dụng nhạc nền và nhạc sống trả 4,5 triệu đồng/năm. Với mỗi chỗ ngồi tăng thêm, cơ sở sẽ phải trả lần lượt là 70.000 đồng và 130.000 đồng/chỗ ngồi/năm…; thì RIAV thu 2.000 đồng/bài hát/năm ở các điểm kinh doanh karaoke. Chính việc thu cào bằng này khiến người dùng phân vân không biết phải đóng tiền như thế nào. Bởi có những bài hát được nghe/hát rất nhiều, trong khi có nhiều bài quanh năm không ai… đụng đến. Thu cào bằng như thế khác nào ép người dùng phải trả tiền cho những bài hát mà họ không dùng.
Chưa kể sự chồng chéo trong việc thu tiền của 3 trung tâm này tạo nên sự rối rắm và bất công cho người sử dụng các tác phẩm âm nhạc và thực hiện các quyền liên quan. Chẳng hạn, RIAV cũng chỉ đại diện thu cho những thành viên của họ, mà đa số là các hãng sản xuất phát hành băng đĩa và một số ít ca sĩ. Những người biểu diễn còn lại, trong tương lai có lẽ họ sẽ nương dựa vào APPA. Thế nhưng đang có dấu hiệu RIAV “chiếm quyền” của APPA.
Từ ngày 1-7, RIAV ủy thác cho công ty điện tử Hanet được toàn quyền thu tiền các cơ sở kinh doanh karaoke với phí 2.000 đồng/bài hát/năm. Các cơ sở kinh doanh karaoke nếu không muốn đóng số tiền này phải sử dụng đầu karaoke do Hanet sản xuất. Hình thức là cơ sở karaoke và Hanet cùng khai thác quảng cáo trên màn hình karaoke. Hanet còn hứa hẹn chẳng những không tốn 2.000 đồng/bài hát/năm đóng cho RIAV mà còn được chia lợi nhuận từ quảng cáo.
Tuy nhiên, Hanet công bố trong đầu máy karaoke của mình bán ra có sẵn 40.000 bài hát tiếng Việt, trong khi đó RIAV xác nhận chỉ được ủy quyền từ khoảng 2.000-5.000 bài! Vậy trên 35.000 bài còn lại (và hàng chục ngàn bài hát nước ngoài) là của ai mà Hanet đang sử dụng để kinh doanh? Trong khi trên 35.000 bài hát này có quyền của người biểu diễn thuộc về sự quản lý và thu tiền của APPA chứ không phải của RIAV. Nếu RIAV thông qua Hanet đi thu cùng lúc 40.000 bài hát karaoke, hóa ra RIAV thu luôn 35.000 bài hát mà RIAV không được ủy quyền và chiếm luôn quyền còn lại APPA.
Khó kiểm soát được thu chi
Theo quy định, VCPMC được quyền giữ lại 20% doanh thu hàng năm nhằm sử dụng cho các hoạt động của trung tâm, riêng trong năm 2016 VCPMC thu về khoảng 3,5 triệu USD. Nhiều người cho rằng 20% là số tiền khá nhiều vì VCPMC không phải đầu tư gì nhiều ngoại trừ cất công đi thu. Bằng chứng là đích thân ông Phó Đức Phương, Giám đốc VCPMC đã phải xuất hiện để đòi tiền một đêm show ca nhạc, thay vì ở vị trí giám đốc như ông có thể thuê người khác làm việc này.
Vậy nhưng, sau khi trừ 20% cho VCPMC, các tác giả nhận được bao nhiêu mỗi năm? Ngoại trừ một vài nhạc sĩ như Trịnh Công Sơn nhận được số tiền vài trăm triệu đồng thì hơn 3.000 tác giả đã ủy quyền xem như tiền nhận được hàng quý hay hàng năm từ VCPMC là “có còn hơn không”.
Bây giờ, với cách thu cào bằng ở các quán cà phê, tivi, karaoke của VCPMC và RIAV, các tác giả và người biểu diễn càng khó kiểm soát thu chi hơn nữa. Đây cũng là sự thiếu công bằng, không kích thích sự sáng tạo vì có bài hát được dùng nhiều và có bài không ai hát. Nhưng đã thu cào bằng thì khi chi cũng phải chia đều cho các tác giả, người biểu diễn.
* Vương Công Đức, Luật gia, Giám đốc Công ty TNHH Đức và Partners:
“Trước đây tôi làm cố vấn pháp luật cho một quán bar khá lớn trên đường Ngô Đức Kế, quận 1, quán thường xuyên bị các đội liên ngành và của phường kiểm tra hành chính, đặc biệt là kiểm tra hợp đồng ký giữa quán và VCPMC. Sau đó chúng tôi được hướng dẫn đến một công ty đại diện cho VCPMC trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Các nhân viên đưa cho chúng tôi một hợp đồng theo mẫu và nộp tiền hàng năm theo quy định của VCPMC, theo chúng tôi là khá cao. Khi ký hợp đồng thì đại diện VCPMC nói có xem xét và giảm một phần cho chúng tôi. Chúng tôi thêm một lần nữa ngạc nhiên vì cách giảm giá này giống như đi chợ quá”.
“Trước đây tôi làm cố vấn pháp luật cho một quán bar khá lớn trên đường Ngô Đức Kế, quận 1, quán thường xuyên bị các đội liên ngành và của phường kiểm tra hành chính, đặc biệt là kiểm tra hợp đồng ký giữa quán và VCPMC. Sau đó chúng tôi được hướng dẫn đến một công ty đại diện cho VCPMC trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Các nhân viên đưa cho chúng tôi một hợp đồng theo mẫu và nộp tiền hàng năm theo quy định của VCPMC, theo chúng tôi là khá cao. Khi ký hợp đồng thì đại diện VCPMC nói có xem xét và giảm một phần cho chúng tôi. Chúng tôi thêm một lần nữa ngạc nhiên vì cách giảm giá này giống như đi chợ quá”.