Trong đó, đáng chú ý là các mục tiêu như: duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người; bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10.000 người; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%; tỷ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5cm, nữ đạt 157,5cm…
°Ngày 26-11, tại hội thảo chuyên đề “Mức sinh thấp tại TPHCM, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” do Sở Y tế TPHCM tổ chức, các chuyên gia cho rằng: TPHCM hiện đang có mức sinh rất thấp, điều này sẽ tác động mạnh đến cơ cấu dân số của TP trong tương lai, nguy cơ làm gia tăng tốc độ già hóa dân số tại TP do tỷ lệ người trẻ và người trong độ tuổi lao động ngày càng giảm, trong khi tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng.
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Phó chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TPHCM, cho biết, hiện dân số của TPHCM là gần 9 triệu người, mật độ dân số 4.363 người/km2, cao nhất so với các tỉnh, thành trên cả nước. Tổng tỷ suất sinh của TP năm 2018 là 1,33 con - mức rất thấp so với mức sinh thay thế của cả nước là 2,10 con và giảm liên tục trong các năm gần đây. TPHCM hiện đang xếp trong nhóm 17 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp. Điều này tác động mạnh đến cơ cấu dân số TP trong tương lai, tỷ lệ người trẻ và người trong độ tuổi lao động ngày càng giảm, trong khi tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng và làm gia tăng tốc độ già hóa dân số tại TP.
Đề xuất giải pháp kéo “tăng” dân số tại TPHCM, các chuyên gia cho rằng Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cần cân nhắc việc sửa đổi cho phép sinh con thứ 3 tại các vùng mức sinh thấp; không xem xét kỷ luật, giảm mức đánh giá thi đua hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên...