Người bán theo đó cũng tranh thủ “tát nước theo mưa”, gắn mác các sản phẩm như thần dược. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo rằng không phải hướng dẫn nào trên mạng cũng hiệu quả cho sức khỏe. Thậm chí, bệnh tật chẳng những không khỏi mà còn rước họa vào thân.
Chữa khỏi cả ung thư
Thời gian gần đây trên mạng xã hội rộ lên thông tin sử dụng nano vàng điều trị bệnh ung thư. Người bán lập hẳn trang trên mạng xã hội Facebook với mục đích khuyến khích sử dụng và bán sản phẩm, với giá lên tới cả chục triệu đồng mỗi chai. Không ít người với tâm lý “có bệnh vái tứ phương” đã không ngần ngại bỏ tiền mua. Một số bệnh nhân cho biết, họ biết đến nano vàng thông qua fanpage “Nano vàng (Gold Nanoparticles-GNPs)”. Khi liên hệ với fanpage này, được một người tự xưng là tiến sĩ Thắng, làm nghiên cứu khoa học tại Bộ Khoa học - Công nghệ, hướng dẫn cụ thể cách mua nano vàng. Chủ tài khoản của fanpage trên cũng đưa ra lời khuyến cáo về việc phải có điều kiện kinh tế thì mới nên dùng nano vàng và người bệnh cần được bác sĩ thăm khám cẩn thận, vì đây là phương pháp mới hỗ trợ điều trị ung thư.
Cũng với cách thức quảng cáo như trên, lợi dụng thêm thời điểm nhiều người lo lắng trước dịch cúm A/H1N1 có thể bùng phát và lây lan, nhiều cơ sở sản xuất và bán tinh dầu tràm đã rao trên mạng rằng “tinh dầu tràm phòng cúm A/H1N1 tốt hơn mọi loại thuốc”. Chị Hồng Vân (39 tuổi, ngụ tại quận 5, TPHCM) đã lên Facebook tìm hiểu và mua liền 3 lọ tinh dầu tràm 100ml với giá 360.000 đồng. Theo chỉ dẫn của chị Vân, chúng tôi liên hệ với fanpage bán tinh dầu tràm trên Facebook và được một nhân viên trực tiếp gọi điện thoại tư vấn về sản phẩm. “Tinh dầu tràm chỗ chúng tôi cực kỳ tốt, phòng cúm A/H1N1 bằng cách ức chế hết virus, vi khuẩn, thậm chí còn tốt hơn đi tiêm vaccine vào người. Nhiều người dùng rồi và đã được cấp phép bán”, nhân viên bán hàng quảng cáo.
Hiểm họa khôn lường!
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, nhận định: “Tinh dầu tràm có chất sát khuẩn Terpineol đã được kiểm nghiệm, nhưng các sản phẩm tinh dầu tràm được bày bán trên thị trường không thể diệt được hết virus gây bệnh và cũng không thể phòng tránh cúm vì chưa đủ nồng độ. Nếu đủ nồng độ thì sản phẩm rất đậm đặc, khi sử dụng để xông, hít, ngửi, bôi vào da sẽ gây khó thở, kích ứng với da”.
Trong khi đó, trước thông tin nano vàng có thể chữa bệnh ung thư, PGS-TS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc BV K Trung ương, cho biết hạt nano vàng không phải là nguyên liệu hay vật liệu mới mà đã được phát hiện từ thế kỷ thứ 19. Hạt nano vàng đầu tiên đã được tổng hợp bởi nhà vật lý học Faraday. Cho tới nay, các nghiên cứu chưa chứng minh được hạt nano vàng có tác dụng khi sử dụng riêng lẻ trong điều trị bệnh ung thư. “Hạt nano vàng không tự phát huy hiệu quả điều trị mà cần tác động của một loại tia đặc biệt có bước sóng phù hợp làm nóng chúng, qua đó để tiêu diệt tế bào”, PGS-TS Lê Văn Quảng khẳng định. Hơn nữa, nano vàng mới được nghiên cứu trên một vài cá thể động vật, chưa nghiên cứu trên người bệnh ung thư, nên chưa thể trở thành phương pháp điều trị.
Cũng theo PGS-TS Lê Văn Quảng, tại Việt Nam, phương pháp sử dụng nano vàng để điều trị hay hỗ trợ điều trị ung thư chưa được Bộ Y tế cho phép sử dụng, đồng thời cũng chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Việc sử dụng hạt nano vàng tự do để điều trị ung thư có thể gây tích lũy hạt nano vàng ở các cơ quan quan trọng trong cơ thể, nhất là ở gan và lách, từ đó gây ra ngộ độc cấp tính và mãn tính cho gan cũng như các tạng khác, gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tử vong.
Thực tế, việc tin tưởng các chỉ dẫn trên mạng rồi tìm mua thuốc để trị bệnh không hiếm gặp. Đại diện của BV Nhân dân 115 cho biết, nơi đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện điều trị cũng vì dùng thuốc theo hướng dẫn của cộng đồng mạng. TS Huỳnh Hiền Trung, Trưởng khoa Dược BV Nhân dân 115, cảnh báo: “Những người bán hàng vì lợi ích kinh tế của họ nên tung tin đồn thổi, phóng đại công dụng của thuốc như thần dược. Mọi người vì nghe theo nên cứ lên mạng tìm mua về uống theo liều lượng mà người bán hướng dẫn một cách vô thức, mặc dù không biết người bán có phải bác sĩ, dược sĩ hay không. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe, bỏ tiền ra mua với giá đắt đỏ mà lại không hết bệnh. Chưa kể, nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng”.
Chữa khỏi cả ung thư
Thời gian gần đây trên mạng xã hội rộ lên thông tin sử dụng nano vàng điều trị bệnh ung thư. Người bán lập hẳn trang trên mạng xã hội Facebook với mục đích khuyến khích sử dụng và bán sản phẩm, với giá lên tới cả chục triệu đồng mỗi chai. Không ít người với tâm lý “có bệnh vái tứ phương” đã không ngần ngại bỏ tiền mua. Một số bệnh nhân cho biết, họ biết đến nano vàng thông qua fanpage “Nano vàng (Gold Nanoparticles-GNPs)”. Khi liên hệ với fanpage này, được một người tự xưng là tiến sĩ Thắng, làm nghiên cứu khoa học tại Bộ Khoa học - Công nghệ, hướng dẫn cụ thể cách mua nano vàng. Chủ tài khoản của fanpage trên cũng đưa ra lời khuyến cáo về việc phải có điều kiện kinh tế thì mới nên dùng nano vàng và người bệnh cần được bác sĩ thăm khám cẩn thận, vì đây là phương pháp mới hỗ trợ điều trị ung thư.
Cũng với cách thức quảng cáo như trên, lợi dụng thêm thời điểm nhiều người lo lắng trước dịch cúm A/H1N1 có thể bùng phát và lây lan, nhiều cơ sở sản xuất và bán tinh dầu tràm đã rao trên mạng rằng “tinh dầu tràm phòng cúm A/H1N1 tốt hơn mọi loại thuốc”. Chị Hồng Vân (39 tuổi, ngụ tại quận 5, TPHCM) đã lên Facebook tìm hiểu và mua liền 3 lọ tinh dầu tràm 100ml với giá 360.000 đồng. Theo chỉ dẫn của chị Vân, chúng tôi liên hệ với fanpage bán tinh dầu tràm trên Facebook và được một nhân viên trực tiếp gọi điện thoại tư vấn về sản phẩm. “Tinh dầu tràm chỗ chúng tôi cực kỳ tốt, phòng cúm A/H1N1 bằng cách ức chế hết virus, vi khuẩn, thậm chí còn tốt hơn đi tiêm vaccine vào người. Nhiều người dùng rồi và đã được cấp phép bán”, nhân viên bán hàng quảng cáo.
Hiểm họa khôn lường!
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, nhận định: “Tinh dầu tràm có chất sát khuẩn Terpineol đã được kiểm nghiệm, nhưng các sản phẩm tinh dầu tràm được bày bán trên thị trường không thể diệt được hết virus gây bệnh và cũng không thể phòng tránh cúm vì chưa đủ nồng độ. Nếu đủ nồng độ thì sản phẩm rất đậm đặc, khi sử dụng để xông, hít, ngửi, bôi vào da sẽ gây khó thở, kích ứng với da”.
Trong khi đó, trước thông tin nano vàng có thể chữa bệnh ung thư, PGS-TS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc BV K Trung ương, cho biết hạt nano vàng không phải là nguyên liệu hay vật liệu mới mà đã được phát hiện từ thế kỷ thứ 19. Hạt nano vàng đầu tiên đã được tổng hợp bởi nhà vật lý học Faraday. Cho tới nay, các nghiên cứu chưa chứng minh được hạt nano vàng có tác dụng khi sử dụng riêng lẻ trong điều trị bệnh ung thư. “Hạt nano vàng không tự phát huy hiệu quả điều trị mà cần tác động của một loại tia đặc biệt có bước sóng phù hợp làm nóng chúng, qua đó để tiêu diệt tế bào”, PGS-TS Lê Văn Quảng khẳng định. Hơn nữa, nano vàng mới được nghiên cứu trên một vài cá thể động vật, chưa nghiên cứu trên người bệnh ung thư, nên chưa thể trở thành phương pháp điều trị.
Cũng theo PGS-TS Lê Văn Quảng, tại Việt Nam, phương pháp sử dụng nano vàng để điều trị hay hỗ trợ điều trị ung thư chưa được Bộ Y tế cho phép sử dụng, đồng thời cũng chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Việc sử dụng hạt nano vàng tự do để điều trị ung thư có thể gây tích lũy hạt nano vàng ở các cơ quan quan trọng trong cơ thể, nhất là ở gan và lách, từ đó gây ra ngộ độc cấp tính và mãn tính cho gan cũng như các tạng khác, gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tử vong.
Thực tế, việc tin tưởng các chỉ dẫn trên mạng rồi tìm mua thuốc để trị bệnh không hiếm gặp. Đại diện của BV Nhân dân 115 cho biết, nơi đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện điều trị cũng vì dùng thuốc theo hướng dẫn của cộng đồng mạng. TS Huỳnh Hiền Trung, Trưởng khoa Dược BV Nhân dân 115, cảnh báo: “Những người bán hàng vì lợi ích kinh tế của họ nên tung tin đồn thổi, phóng đại công dụng của thuốc như thần dược. Mọi người vì nghe theo nên cứ lên mạng tìm mua về uống theo liều lượng mà người bán hướng dẫn một cách vô thức, mặc dù không biết người bán có phải bác sĩ, dược sĩ hay không. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe, bỏ tiền ra mua với giá đắt đỏ mà lại không hết bệnh. Chưa kể, nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng”.
“Tại Điều 37, Nghị định 52/2013 quy định rõ về trách nhiệm của người bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử là phải đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Quảng cáo để bán hàng là nhu cầu chính đáng của cá nhân, doanh nghiệp, thế nhưng nhiều người lại lợi dụng tình hình xã hội để “phóng đại” thông tin sản phẩm nhằm thu lợi nhuận, là sai quy định”.
Luật sư Trần Thị Ánh (Đoàn Luật sư TPHCM)
Luật sư Trần Thị Ánh (Đoàn Luật sư TPHCM)