Thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng với di tích núi Mặt Quỷ, mà còn nổi tiếng với nhiều sản vật, trong đó có na Chi Lăng. Ở thôn Quán Thanh hầu hết các gia đình đều trồng na, nhà ít cũng vài trăm gốc, nhà nhiều cũng hàng nghìn gốc, sản lượng mỗi mùa cho từ 3-6 tấn na.
Theo Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng Đinh Hữu Học, trong năm 2017, riêng cây na với diện tích trên 1.500ha, sản lượng đạt trên 15.000 tấn, đảm bảo đời sống dân sinh cho khoảng 3.500 hộ dân, tại 8/21 xã, thị trấn.
Thương hiệu na Chi Lăng đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2016, năm 2017; được Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tôn vinh, chứng nhận đạt Thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam năm 2017, chứng nhận “Top 10” thương hiệu vàng tiêu biểu năm 2018.
Trồng và tiêu thụ na ở Chi Lăng đã có tuổi đời gần 40 năm, bắt đầu từ những năm 1990 các vùng núi đá của Chi Lăng đã phát triển thành công công thức vùng trồng na, giá trị thu về trên dưới 800 tỷ, theo tiêu chuẩn Vietgap trên 600ha. Nhờ cây na, nhiều hộ dân có thu nhập khá, từ vài chục đên vài trăm triệu/năm. Xã Chi Lăng là vùng na trọng điểm.
>> Một số hình ảnh mùa thu hoạch na tại thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn mà phóng viên Báo SGGP ghi nhận. Ảnh: ĐỖ TRUNG
Thôn Quán Thanh nổi tiếng với Núi Mặt Quỷ, giờ nổi tiếng với thương hiệu na Chi Lăng, mỗi ngày trong mùa thu hoạch na, các gia đình ở đây cỏ thể thu về hàng triệu đồng khi bán cho các thương lái. Trong ảnh là vườn na được trồng trên các sườn núi Mặt Quỷ tại thôn Quán Thanh. Ảnh ĐỖ TRUNG Người dân ở đây cho biết, họ phải dậy sớm hái na trước khi mặt trời lên quá cao, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa kịp thời gian mang na đi bán Na ở đây được cắt rất cẩn thận, cần có cuống để đảm bả na được tươi lâu trong quá trình vận chuyển Ông Mông Văn Báo, người dân thôn Quán Thanh cho biết, năm nay mặc dù na không được mùa như những năm trước, nhưng giá cả luôn giữ ổn định hơn, trung bình na sau khi cắt được thương lái trả từ 30.000đ đến 40.000đ/kg tùy hình thức na Phương tiện vận chuyển na từ trên đỉnh núi xuống chủ yếu dùng hệ thống dòng dọc được vắt ngang các mỏm núi. Mỗi cây na ở đây bắt đầu cho thu hoạch từ năm thứ 3 trở đi, tại địa phương này trồng hai loại na, na dai và na bở, thương lái thường thích na bở vì vị ngọt mát. Gia đình bà Hoàng Thị Thấm trồng khoảng 1000 gốc na, năm nay bắt đầu cho thu hoạch. Để vận chuyển được na ra ngoài nơi tiêu thụ, bà phải gánh từng giỏ na như thế này Mỗi giỏ na nặng khoảng 20kg Ra tới bên ngoài, người dân bắt đầu vận chuyển bằng xe máy với số lượng lớn hơn Gia đình ăn Hoàng Văn Long năm nay được mùa na do áp dụng các biện pháp kỹ thuật của các chuyên gia . Anh Long cho biết, hàng năm UBND huyện Chi Lăng thường tổ chức các buổi tập huấn về chăm sóc na để có năng suất và chất lượng cao nhất Na tươi ngon luôn được bán hết trong một buổi sáng ĐỖ TRUNG