Một đơn hàng dệt may, 86 tiêu chí xanh đi kèm

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam nhấn mạnh lợi ích từ ngành dệt may rất lớn. Tuy nhiên, để có được đơn hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng 86 chỉ tiêu đánh giá để có được một đơn hàng dệt may, không đơn giản chút nào.

Một đơn hàng dệt may, 86 tiêu chí xanh đi kèm

Sáng 18-10, Báo SGGP Đầu tư Tài chính phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hội thảo “Tài chính xanh: Chia sẻ lợi ích – rủi ro giữa doanh nghiệp và ngân hàng”.

Quang canh hoi thao.jpg
Các chuyên gia điều hành phần thảo luận tại hội thảo. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chuyên gia: Dùng công nghệ hạn chế rủi ro tài chính

Đại diện nhóm nghiên cứu, ông Hồ Quốc Tuấn đề cập nội dung chia sẻ lợi ích – rủi ro giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Ông nhấn mạnh, biến đổi khí hậu là rủi ro hiện hữu tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính.

Ho Quoc Tuan .jpg
Ông Hồ Quốc Tuấn chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Do đó, ở khu vực châu Âu, trước đây các ngân hàng chỉ phải công bố báo cáo về rủi ro tín dụng, thanh khoản, hoạt động ngân hàng… thì 2 năm gần đây, phải công bố cả tác động rủi ro tài chính do biến đổi khí hậu.

Theo ông Tuấn, các ngân hàng khu vực đồng Euro đã chuẩn bị các nguồn vốn đa dạng để hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất bền vững.

Nói về quá trình chuyển đổi xanh, bà Nguyễn Thị Thu Hà (Đại học Kinh tế TPHCM) đưa ra các tiếp cận vốn mới trong việc giúp các doanh nghiệp chuyển đổi xanh vì các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống chưa thể phục vụ mục tiêu chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp.

Thu Ha.jpg
Bà Nguyễn Thị Thu Hà trình bày tại hội thảo. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, nguồn vốn này không chỉ đến từ ngân hàng mà còn từ quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà tài trợ tổ chức, nhà đầu tư thiên thần và các tổ chức tài chính phát triển (DFI). Xu hướng tài chính hỗn hợp (blended finance) kết hợp các nguồn vốn công và tư, giúp giảm rủi ro và thu hút đầu tư vào các dự án khí hậu.

Công nghệ tài chính là chìa khóa giảm rủi ro từ biến đổi khí hậu cho doanh nghiệp. Không chỉ giảm rủi ro vật chất mà còn giúp các doanh nghiệp có khả năng dự báo và quản lý tài nguyên tốt hơn. Trên thực tế, 1 số doanh nghiệp dệt may, xuất khẩu tại Việt Nam ứng dụng công nghệ để quản lý tài nguyên của mình.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng khuyến nghị nên chuyển đổi mở (open innovation) nhiều hơn, chẳng hạn như đầu tư cho Startup Công nghệ khí hậu. Hiện nay, các startup công nghệ khí hậu, đặc biệt là deep tech tại Việt Nam mới chỉ nhận được dưới 2 triệu USD giai đoạn đầu. Trong khi đó, cần ít nhất 5 triệu USD để startup có đủ nguồn lực phát triển. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính phát triển (DFIs) cần đóng vai trò nhà tài trợ mỏ neo giúp giảm rủi ro cho các khoản đầu tư. Cần mở khóa dòng vốn khởi nghiệp từ quốc tế: các nhà đầu tư thiên thần, VC giai đoạn đầu, VC công nghệ sâu, và các nhà đầu tư tác động chuyên nghiệp….

Trong quá trình chuyển đổi này, ngân hàng tham gia cách nào? Theo bà Thu Hà, thị trường thay đổi, ngân hàng buộc phải thay đổi. Hiện chiến lược đầu tư ESG (các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp - PV) đang được đề cập nhiều, việc ngân hàng xây dựng và tối ưu ESG sẽ loại bỏ các khoản cho vay vào những doanh nghiệp không đáp ứng các tiêu chuẩn ESG. Bên cạnh đó, kết hợp ESG vào phân tích và ra quyết định cấp tín dụng: có thể giúp đánh giá rủi ro của khách hàng và dự án vay, phát triển sản phẩm tín dụng mới, sử dụng tích hợp ESG và danh mục cho vay...

Hiện nhiều ngân hàng đã từ chối cho các ngành có phát thải cao như than; tìm kiếm cho vay các doanh nghiệp có kết quả ESG tốt, tập trung cho vay ở các doanh nghiệp quan tâm đến biến đổi khí hậu… Ngoài ra, ngân hàng đang là cổ đông của nhiều tổ chức, nên có thể thúc đẩy ESG tại nhiều doanh nghiệp…

Qua nghiên cứu, phân tích xu hướng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, bà Bùi Thị Thu Hà, Quản lý dự án Sáng kiến Tài chính công bằng Việt Nam (FFV) đánh giá, từ năm 2020-2022 đã có thay đổi tích cực trong cam kết chính sách về ESG ở phần lớn các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Giai đoạn 2022-2024, qua phân tích của FFV cho thấy xu hướng tích cực là các ngân hàng đã công bố thông tin nhiều hơn, hệ thống, khung quản lý rủi ro môi trường – xã hội rõ ràng hơn. Một số ngân hàng đã bắt đầu có chính sách yêu cầu về ESG đối với doanh nghiệp nhận tài trợ/tín dụng. Chính sách tiếp nhận và xử lý phản hồi về các vấn đề ESG cho cá nhân, cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các khoản đầu tư, tín dụng của ngân hàng. Từ đó, cũng có ảnh hưởng và lan tỏa đến doanh nghiệp.

Ba Bui thu Ha.jpg
Bà Bùi Thị Thu Hà, quản lý dự án Sáng kiến Tài chính công bằng Việt Nam (FFV). Ảnh: HOÀNG HÙNG

Bà Bùi Thị Thu Hà đưa ra một số gợi mở với các ngân hàng thương mại. Trong đó có thiết lập chính sách yêu cầu và/hoặc khuyến khích khách hàng tuyên bố và thực hiện các cam kết ESG.

Câu chuyện từ doanh nghiệp: 1 đơn hàng, 86 tiêu chí xanh

Tham gia điều hành phần thảo luận, bà Vũ Kim Hạnh phân tích, qua các bài nghiên cứu của chuyên gia, có thể thấy những chuyển biến tuy mới bắt đầu nhưng có nỗ lực lớn, dù rất khó khăn, lặng lẽ của ngân hàng.

Theo bà Kim Hạnh, đôi khi chúng ta nghe than phiền rằng ngân hàng (NH) dư vốn mà doanh nghiệp lại không tiếp cận được. Nếu có giải pháp công nghệ khả thi kết nối, tháo gỡ được, sẽ yên tâm hơn, có thể giám sát tốt hơn việc nhận được tín dụng.

Vu Minh Hanh.jpg
Bà Vũ Kim Hạnh. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Từ gợi mở của bà Vũ Kim Hạnh, ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết từ 2006 đã áp dụng GlobalGAP, tất cả các trang trại đều đạt chuẩn. Hệ thống nước thải, biogas được đầu tư rất công phu, coi như lá phổi của doanh nghiệp. Hiện tập đoàn đang tập trung vào thế mạnh của mình là chăn nuôi. Hướng đi của doanh nghiệp này là liên doanh với các tập đoàn châu Âu, đẩy mạnh liên kết chuỗi để giải bài toán kinh tế xanh.

Là ngành nghề rất quyết tâm trong đầu tư các tiêu chí xanh, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, 9 tháng đầu năm, toàn ngành xuất khẩu được 32,2 tỷ, mục tiêu năm nay xuất khẩu 44 tỷ USD.

Theo ông Giang, ngành dệt may đã đi trước về chứng chỉ xanh, đặc biệt trong 5 năm gần đây, nếu không thì không có đơn hàng như hôm nay. Đặc biệt là các chứng chỉ thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn đòi hỏi. Và ngay cả Trung Quốc cũng đưa ra hàng loạt đòi hỏi về sản phẩm dệt may. Xuất khẩu 2023 xuất khẩu vào 104 thị trường toàn cầu, đa dạng hóa thị trường, khách hàng, mặt hàng.

462545823_2031563333963387_3124758297274944304_n.jpg
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam

Ngay tại TPHCM, hiện ngành dệt may Việt Nam đã có các nhà máy robot hóa. Như Công ty quốc tế Phong Phú, nhà máy ở quận 9, robot hóa, đạt các chuẩn mực tiêu chuẩn xanh.

Ông Giang nhấn mạnh lợi ích từ ngành dệt may rất lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đáp ứng 86 chỉ tiêu đánh giá để có được 1 đơn hàng dệt may, không đơn giản chút nào.

Vậy phải đi theo hướng nào? Các nhãn hàng lớn như Nike, Adidas, H&M… giờ doanh nghiệp không được đốt nồi hơi bằng than đá, củi mà phải dùng điện để đốt, với chi phí đốt vải vụn tăng 15% chi phí sản xuất. 5 năm gần đây doanh nghiệp Việt Nam không thể tăng giá được đơn hàng, nhưng vẫn hiệu quả, giải quyết được việc làm cho người lao động. Khoảng 7.000 doanh nghiệp, 2,8 triệu lao động.

Để đạt được các chỉ tiêu xanh, doanh nghiệp phải đầu tư tận gốc; quản trị số, robot hóa là tất yếu.

Nguyen Nhat.jpg
Ông Nguyễn Nhật, Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo SGGP. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Khách hàng xanh là ai?

Trả lời câu hỏi khách hàng xanh là ai, ở đâu, ông Trần Hoài Phương, Giám đốc khối khách hàng - doanh nghiệp HDBank cho biết đó là những doanh nghiệp tự nhận thấy mình cần phải xanh; những doanh nghiệp mà NH thuyết phục “hãy xanh đi”, ba là những doanh nghiệp được khuyến khích bởi những nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Phương, các doanh nghiệp chủ động muốn xanh, trước tiên là các nhà xuất khẩu, vì sản phẩm phải đạt được các chỉ tiêu xanh. Cụ thể là nhà xuất khẩu giày, may mặc, mái nhà các phân xưởng phải là điện mặt trời. Họ sẽ là người chủ động trong việc xanh hóa, là những khách hàng xanh đầu tiên. Tiếp đó là các nhà xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Duc Phuong HDB.jpg
Ông Trần Hoài Phương, Giám đốc khối khách hàng - doanh nghiệp HDBank. Ảnh: HOÀNG HÙNG

HDBank được tiếp cận sớm với các định chế tài chính phát triển của nước ngoài, huy động được 500 triệu USD nguồn vốn cho vay xanh. Nhờ đó có dịp học hỏi, hiểu được các hướng đi của thế giới để dễ thuyết phục doanh nghiệp cùng đi với mình.

Lãnh đạo HDBank chia sẻ, từ 2024, tất cả khách hàng doanh nghiệp không chỉ đánh giá rủi ro về tài chính, tín dụng mà còn đánh giá rủi ro về môi trường xã hội. Ngân hàng này đã phải “nghiến răng” từ chối một số khách hàng không đáp ứng được, như sản xuất thuốc lá, thủy điện, nhiệt điện… Cụ thể, một doanh nghiệp ở phía Bắc nhập xi măng, HDBank phải tìm hiểu sâu hơn là nhập xi măng để làm gì. Được biết xi măng đó cung cấp cho nhà máy nhiệt điện nên đành từ chối. Chấp nhận mất khách hàng, bị phàn nàn, nhưng vì mục tiêu chiến lược của mình nên chấp nhận. Theo ông Phương, các doanh nghiệp khi đến với HDBank sẽ được “tư vấn chùa” rất cặn kẽ về chuyển đổi xanh.

Ông chia sẻ thêm, cuối năm nay lần đầu tiên phát hành 100 triệu USD trái phiếu xanh với sự tư vấn của IFC, có danh sách khách hàng tiềm năng sử dụng trái phiếu xanh, với các lĩnh vực năng lượng mặt trời, nông nghiệp, điện rác. Bán một sản phẩm xanh chưa hẳn là doanh nghiệp xanh, mà còn vấn đề môi trường, xã hội, còn phải quan tâm đến điều kiện làm việc, lao động trẻ em.

Tin cùng chuyên mục