Báo SGGP trích đăng ý kiến của một số bạn đọc về vấn đề hạn chế tác hại của thuốc lá.
Nhiều người vẫn hút thuốc lá nơi công cộng
Tôi đi tuyến xe buýt số 61 từ Bến xe Chợ Lớn về Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (Bình Chánh, TPHCM). Đến trạm Bến xe miền Tây, một thanh niên ăn mặc lịch sự bước lên xe với điếu thuốc lá phì phèo trên miệng. Do tôi rất dị ứng với mùi thuốc lá (và dường như những người xung quanh cũng thế) nên đã đề nghị anh ta dụi tắt điếu thuốc. Vậy mà anh sừng sộ, văng tục trước sự ngỡ ngàng của mọi hành khách. Lúc này nhân viên soát vé đã yêu cầu anh ta bỏ ngay điếu thuốc, nếu không thì bước xuống xe.
Trên xe buýt mở máy lạnh, nên khi có người hút thuốc lá sẽ làm cho tất cả những hành khách còn lại chịu trận hít khói độc. Chưa kể hút thuốc trên xe tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Thậm chí có tài xế cũng hút thuốc trên xe.
Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đã có hiệu lực từ năm 2013 và Chính phủ đã ban hành Nghị định 176/2013 quy định xử phạt hành vi hút thuốc lá ở nơi công cộng. Tuy nhiên biển cấm dường như chỉ để cho có lệ, chứ chưa có lực lượng nào làm nhiệm vụ xử phạt, vì thế mà người ta vẫn cứ hút thuốc lá nơi công cộng.
Nhiều người vẫn hút thuốc lá nơi công cộng
Tôi đi tuyến xe buýt số 61 từ Bến xe Chợ Lớn về Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (Bình Chánh, TPHCM). Đến trạm Bến xe miền Tây, một thanh niên ăn mặc lịch sự bước lên xe với điếu thuốc lá phì phèo trên miệng. Do tôi rất dị ứng với mùi thuốc lá (và dường như những người xung quanh cũng thế) nên đã đề nghị anh ta dụi tắt điếu thuốc. Vậy mà anh sừng sộ, văng tục trước sự ngỡ ngàng của mọi hành khách. Lúc này nhân viên soát vé đã yêu cầu anh ta bỏ ngay điếu thuốc, nếu không thì bước xuống xe.
Trên xe buýt mở máy lạnh, nên khi có người hút thuốc lá sẽ làm cho tất cả những hành khách còn lại chịu trận hít khói độc. Chưa kể hút thuốc trên xe tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Thậm chí có tài xế cũng hút thuốc trên xe.
Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đã có hiệu lực từ năm 2013 và Chính phủ đã ban hành Nghị định 176/2013 quy định xử phạt hành vi hút thuốc lá ở nơi công cộng. Tuy nhiên biển cấm dường như chỉ để cho có lệ, chứ chưa có lực lượng nào làm nhiệm vụ xử phạt, vì thế mà người ta vẫn cứ hút thuốc lá nơi công cộng.
NGUYỄN HOÀNG DUY
(quận 5, TPHCM)
(quận 5, TPHCM)
Vận động mọi người không hút thuốc
“Vui cũng hút, buồn cũng hút, không vui không buồn cũng hút”; “Thà bỏ vợ chứ không bỏ thuốc!”, đó không chỉ là những câu nói vui dành người nghiện thuốc lá, mà còn cho thấy khi đã hút thì rất khó mà bỏ hút được, thậm chí có người quyết tâm bỏ hút được một thời gian, nhưng sau đó hút lại, hút nhiều hơn lúc chưa bỏ. Người nghiện nào cũng thấu hiểu rằng khói thuốc có nguy cơ làm cho phổi bị ung thư, cùng với một số căn bệnh hiểm nghèo khác, nhưng họ khó bỏ hút được, vì thói quen, xã giao, nghề nghiệp.
Việc vận động mọi người không hút thuốc không còn là việc của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, mà phải là hành động của mỗi người chúng ta. Để vận động cai nghiện thuốc lá, phải chỉ rõ cho người hút thấy những hệ lụy tất yếu phải đến, ngoài bản thân họ, cả cha mẹ vợ con họ đều phải gánh lấy hậu quả tác hại từ khói thuốc, từ đó họ mới có một quyết tâm lớn để bỏ hút. Phải chỉ cho họ thấy những người cụ thể đã có quá khứ hút thuốc dài lâu hiện đang vướng căn bệnh hiểm nghèo; cũng như những người có tiền sử nghiện rất lâu, nay đã từ bỏ hút và đang sống vui sống khỏe với gia đình. Cũng phải cho người nghiện hút thấy rằng chính những người thân yêu nhất của họ là cha mẹ vợ con đang có nguy cơ mắc bệnh cao hơn họ gấp mấy lần do tác hại hút thuốc thụ động từ khói thuốc của chính họ, từ thứ tình cảm thiêng liêng đó, sẽ tạo cho họ một ý chí bỏ hút thuốc.
“Vui cũng hút, buồn cũng hút, không vui không buồn cũng hút”; “Thà bỏ vợ chứ không bỏ thuốc!”, đó không chỉ là những câu nói vui dành người nghiện thuốc lá, mà còn cho thấy khi đã hút thì rất khó mà bỏ hút được, thậm chí có người quyết tâm bỏ hút được một thời gian, nhưng sau đó hút lại, hút nhiều hơn lúc chưa bỏ. Người nghiện nào cũng thấu hiểu rằng khói thuốc có nguy cơ làm cho phổi bị ung thư, cùng với một số căn bệnh hiểm nghèo khác, nhưng họ khó bỏ hút được, vì thói quen, xã giao, nghề nghiệp.
Việc vận động mọi người không hút thuốc không còn là việc của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, mà phải là hành động của mỗi người chúng ta. Để vận động cai nghiện thuốc lá, phải chỉ rõ cho người hút thấy những hệ lụy tất yếu phải đến, ngoài bản thân họ, cả cha mẹ vợ con họ đều phải gánh lấy hậu quả tác hại từ khói thuốc, từ đó họ mới có một quyết tâm lớn để bỏ hút. Phải chỉ cho họ thấy những người cụ thể đã có quá khứ hút thuốc dài lâu hiện đang vướng căn bệnh hiểm nghèo; cũng như những người có tiền sử nghiện rất lâu, nay đã từ bỏ hút và đang sống vui sống khỏe với gia đình. Cũng phải cho người nghiện hút thấy rằng chính những người thân yêu nhất của họ là cha mẹ vợ con đang có nguy cơ mắc bệnh cao hơn họ gấp mấy lần do tác hại hút thuốc thụ động từ khói thuốc của chính họ, từ thứ tình cảm thiêng liêng đó, sẽ tạo cho họ một ý chí bỏ hút thuốc.
TÚ NGUYÊN
(huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
Mua thuốc lá lậu dễ như mua rau
Có một thực tế hiện nay mọi người đều biết là thuốc lá lậu đang chiếm lĩnh trên thị trường nước ta. Hầu hết các cửa hàng bán thuốc lá lẻ ở ven đường, tiệm tạp hóa đều có bán thuốc lá lậu, mua bao nhiêu cây cũng có.
Theo Nghị định 124/2015, hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu từ dưới 10 gói có mức phạt 500.000 - 1 triệu đồng; từ 10 đến dưới 20 gói, mức phạt 1 triệu - 2 triệu đồng; từ 400 gói đến dưới 500 gói, mức phạt 50 triệu - 70 triệu đồng. Từ 500 gói trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp không bị khởi tố, người vi phạm bị phạt từ 70 triệu đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, từ khi nghị định này có hiệu lực đến nay, việc buôn bán thuốc lá nhập lậu vẫn chưa ngăn chặn được, thuốc lá lậu vẫn bán tràn lan, mua dễ hơn cả mua rau. Vì thế, các cơ quan chức năng cần phải làm việc hết mình hơn nữa, nghiêm minh, để thuốc lá lậu không tuồn về Việt Nam.
Có một thực tế hiện nay mọi người đều biết là thuốc lá lậu đang chiếm lĩnh trên thị trường nước ta. Hầu hết các cửa hàng bán thuốc lá lẻ ở ven đường, tiệm tạp hóa đều có bán thuốc lá lậu, mua bao nhiêu cây cũng có.
Theo Nghị định 124/2015, hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu từ dưới 10 gói có mức phạt 500.000 - 1 triệu đồng; từ 10 đến dưới 20 gói, mức phạt 1 triệu - 2 triệu đồng; từ 400 gói đến dưới 500 gói, mức phạt 50 triệu - 70 triệu đồng. Từ 500 gói trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp không bị khởi tố, người vi phạm bị phạt từ 70 triệu đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, từ khi nghị định này có hiệu lực đến nay, việc buôn bán thuốc lá nhập lậu vẫn chưa ngăn chặn được, thuốc lá lậu vẫn bán tràn lan, mua dễ hơn cả mua rau. Vì thế, các cơ quan chức năng cần phải làm việc hết mình hơn nữa, nghiêm minh, để thuốc lá lậu không tuồn về Việt Nam.
NGUYỄN THANH VŨ
(quận Tân Phú, TPHCM)
(quận Tân Phú, TPHCM)