- Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM
- Ông Nguyễn Đông Hòa – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist)
- Ông Lê Trương Hiền Hòa - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch TPHCM
- Ông Trần Duy Nguyên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Bảo vệ khách du lịch TPHCM
Quý độc giả có những thắc mắc, ngay từ bây giờ gửi câu hỏi về cho chúng tôi theo địa chỉ email: sggponline@sggp.org.vn
Thời gian diễn ra buổi giao lưu trực tuyến vào lúc 9 giờ sáng thứ 4 ngày 21-11-2018.
Khách mời
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM
Ông Nguyễn Đông Hòa – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist)
Ông Lê Trương Hiền Hòa - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch TPHCM
Ông Trần Duy Nguyên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Bảo vệ khách du lịch TPHCM
Theo ông ngoài quảng bá để khách biết và đến nhiều hơn thì ngành du lịch TP cần có những giải pháp như thế nào để khách lưu trú lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và sẽ quay trở lại với TPHCM?
Hiện nay, chỉ cần lên fb là vô số quảng cáo hấp dẫn tour du lịch, trong nước và nước ngoài. Nhiều tour giá rẻ bất ngờ, nhưng chưa biết chất lượng ra sao. Công ty có thể tư vấn những điều cần thiết cho du khách trước những lời quảng cáo ngập tràn trên mạng.
Câu chuyện kinh phí eo hẹp dường như là chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” thế nhưng trong thời đại 4.0 như hiện nay thì việc tận dụng các trang mạng xã hội, website… để quảng bá hình ảnh được xem là hữu hiệu và tiết kiệm chi phí. Vậy trung tâm đã thực hiện những việc này ra sao?
Tôi sống và làm việc ở TPHCM được 6 năm, quê tôi ở Cần Thơ, mỗi lần về quê là rất đắn đo không biết mua gì làm quà, trong khi quà ở quê mang lên TP thì toàn đặc sản. Và khi mọi người ở quê lên chơi, tôi cũng chỉ có thể dắt đến các khu vui chơi giải trí, nhưng đồ đặc sản mang thương hiệu TP thì không biết là cái gì để mua làm quà. Tôi nghĩ chúng ta có nên quan tâm hơn những thương hiệu ẩm thực như các tỉnh khác không?
Tôi thích du lịch sinh thái, và tôi nghĩ trong tương lai nên phát triển nhiều hơn nữa loại hình này, vì không chỉ người TP thích mà du khách quốc tế cũng rất thích. Saigontourist có suy nghĩ gì về điều này?
Tôi đang học ngành du lịch, tôi nhận thấy các tour du lịch thường sắp xếp tour tham quan các địa điểm nổi tiếng của TP, tour đi mua sắm. Nhưng khách nước ngoài đến Việt Nam họ thường thích đi khám phá, trãi nghiệm nhiều hơn là những tour cố định. Đó chính là nguyên nhân có nhiều khách tự do (còn gọi vui là Tây balo). Tôi góp ý phải quan tâm đến những tour trãi nghiệm nhiều hơn nữa ở TPHCM.
Em được biết Trung tâm Xúc tiến Du lịch thường tổ chức các hoạt động liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Cụ thể đó là những chương trình tiêu biểu nào, nếu là sinh viên có được tham gia để học hỏi kinh nghiệm hay không?
TPHCM có kế hoạch phối hợp với các đơn vị giáo dục đào tạo ngành du lịch như thế nào trong chiến lược dài hơi để chọn ra được những người chính quy có sự am hiểu chuyên sâu về du lịch, phục vụ tốt hơn cho công tác bảo vệ khách du lịch tại các điểm đến của thành phố?
Các điểm thu đổi ngoại tệ luôn hết sức nhạy cảm, du khách họ cũng rất lo, luôn ngó trước ngó sau khi thực hiện giao dịch. Không biết, thành phố có kế hoạch tăng cường công tác bảo vệ du khách trong trường hợp này như thế nào để giúp du khách cảm thấy an toàn và yên tâm khi thực hiện giao dịch thu đổi ngoại tệ mà không có tâm lý lo sợ có đối tượng xấu theo dõi?
Tôi thấy đang phát triển mạnh tour du lịch tâm linh, du lịch sức khoẻ. Đây có phải là xu hướng mới không, công ty có những tour này không, và lượng khách quan tâm đến dạng tour này thế nào?
Tôi từng đi một số nước ở Đông Nam Á, nếu so sánh TPHCM với 1 số thành phố, thủ đô của các nước Đông Nam Á thôi. Tôi thấy TPHCM có nhiều điểm chưa nổi bật bằng, ví dụ như: ở TPHCM còn nạn chèo kéo khách, giá cả chưa có sự niêm yết hợp lý, một số vụ cướp giật như báo chí từng đăng tải. Tôi biết sự so sánh lúc nào cũng khập khiễng, nhưng xin hỏi nếu nói về nét đặc trưng riêng của TP, thì đó là nét gì?
Thưa ông, trong môi trường hội nhập và toàn cầu hóa rất thuận lợi để ngành du lịch có thể phát triển một cách bền vững. Trong thời gian tới, chúng ta có những kế hoạch cụ thể nào để thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các doanh nghiệp du lịch trong nước và nước ngoài?
- Lực lượng trật tự viên bảo vệ du khách là lực lượng đặc thù do TP thành lập riêng nên không có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc áp dụng các biện pháp chế tài đối với các đối tượng vi phạm.
Lực lượng chuyên trách, hướng dẫn khách du lịch tại các điểm du lịch của TPHCM đã được thành lập 2006 theo quyết định của UBND TP. Hiện nay, lực lượng này tham gia bảo vệ khách du lịch khi đến tham quan mua sắm tại TPHCM, trên 30 tuyến đường và các điểm tham quan du lịch tại trung tâm thành phố.
Các điểm thông tin du lịch cho du khách tra cứu và lựa chọn điểm đến hấp dẫn của TPHCM tập trung tại trang web nào của TP?
Tôi xem trên báo, đài thì nhận thấy TPHCM có chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ rất nổi tiếng. Nhưng khi dẫn gia đình lên những địa điểm trên thì thấy 2 bên hông chợ Bến Thành rác thải nhiều, nhếch nhác; hàng rong lấn chiếm phố đi bộ Nguyễn Huệ, người dân đi xe máy hay dừng đổ tại đây gây khó khăn trong giao thông. Ảnh hưởng đến điểm nhấn du lịch tại trung tâm TP, vậy với nhiệm vụ nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch TPHCM thì Trung tâm Xúc tiến Du lịch có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng này, trả lại mỹ quan cho người dân cũng như du khách quốc tế khi đến TPHCM?
Tôi thấy khi lực lượng được phân công thực hiện công tác bảo vệ khách nước ngoài phải có vốn hiểu biết về ngoại ngữ, để có khả năng chỉ dẫn, giải thích giúp cho du khách hiểu được điều họ mong muốn. TPHCM có nghĩ tới chuyện về lâu về dài này như thế nào?
Là công ty lữ hành du lịch, tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, hiểu rõ nhất khách du lịch muốn gì. Nhân buổi giao lưu hôm nay, công ty có thể trao đổi thêm về những điều được và chưa được của du lịch TP hiện nay, giúp du lịch TP phát triển hơn nữa.
Sắp hết năm 2018, xin Sở du lịch cho biết đến thời điểm này căn bản đã hoàn thành chỉ tiêu đưa ra chưa. Và trong năm 2019, Sở du lịch có thể bật mí sơ về kế hoạch, chỉ tiêu trong năm mới, muốn đạt được điều đó thì cần có những hành động cụ thể gì ngay từ bây giờ.
- Lượng khách quốc tế đến TP đạt 8,5 triệu lượt, tăng khoảng 14% so với năm 2018; đồng thời, phấn đấu đạt mức 9 triệu lượt.
- Lượng khách du lịch nội địa đến TP phấn đấu đạt 32,77 triệu lượt, tăng khoảng 13% so với năm 2018.
- Tổng thu du lịch phấn đấu đạt 150.000 tỷ đồng, tăng khoảng 14,5% so với năm 2018.
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy tối đa lợi thế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp và công đồng phát triển du lịch.
2. Tập trung hoàn chỉnh việc xây dựng Chiến lược phát triển du lịch TPHCM đến năm 2030.
3. Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng và đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch chủ lực của TP.
4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và lực lượng lao động trực tiếp.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá và chỉ đạo, điều hành của Sở Du lịch TPHCM.
6. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm và đảm bảo môi trường du lịch thân thiện, an toàn cho du khách.
Các sự kiện được tổ chức trên phố, điểm công cộng của thành phố, tôi thấy tính chất của công việc hỗ trợ, bảo vệ cho du khách như hướng dẫn, hỗ trợ du khách tìm hiểu là hết sức quan trọng. Thành phố sẽ bố trí và sắp xếp lực lượng cho công việc ở những nơi tổ chức sự kiện có tính chất quy mô ra sao?
Hiện nay, có rất nhiều kênh thông tin (truyền hình, báo mạng, radio,..) giới thiệu các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước nhưng số lượng rất nhiều và tôi hơi hoang mang không biết nên lựa chọn kênh thông tin nào cho phù hợp. Vậy đâu là kênh đưa thông tin chính thống, đâu là thông tin “tạp nham”. Xin chuyên gia tư vấn vấn đề này và giới thiệu cho tôi một số kênh thông tin đáng tin cậy để có thể có một chuyến du lịch trọn vẹn?
Trong quá trình thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch, trung tâm nhận thấy còn có những khó khăn nào cần được TP và các sở ngành khác chung tay cùng hỗ trợ?
Lực lượng bảo vệ du khách nước ngoài, tôi thấy hiện còn ít, không biết thời gian tới, quân số sẽ được tăng cường như thế nào?
Thông qua các video của các V-blogger nổi tiếng về du lịch, hình ảnh Việt Nam trở nên gần gũi hơn với bạn bè quốc tế, nhưng tôi nhận thấy đó chỉ là việc làm riêng lẻ, của nhóm bạn hay một cá nhân. Tôi biết cũng có nhiều đơn vị đang thực hiện quảng bá. Nhưng làm sao để việc quảng bá một cách có hệ thống và bài bản?