MobiFone đấu giá thành công băng tần 5G

MobiFone sẽ đẩy nhanh thương mại hóa dịch vụ 5G trên phạm vi toàn quốc, trong đó tập trung tăng cường dịch vụ tại các thành phố lớn, khu vực sân bay, các điểm du lịch hay các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp.

Ngày 9-7, tại Hà Nội, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã tham gia đấu giá và trở thành nhà mạng giành được quyền sử dụng tần số vô tuyến điện với khối băng tần C3 (3800 - 3900 MHz). Việc đấu giá này được thực hiện theo quy định của Bộ TT-TT về Quy hoạch băng tần cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam, nằm trong chủ trương của Chính phủ về việc thương mại hóa dịch vụ 5G. Như vậy, MobiFone là nhà mạng di động thứ 3 đấu giá thành công băng tần triển khai dịch vụ 5G ở Việt Nam, sau Viettel và VNPT VinaPhone.

Đại diện mạng di động MobiFone cho biết, việc triển khai 5G luôn là mối quan tâm hàng đầu của MobiFone; bởi đây là nội dung trọng yếu trong hành trình phát triển và chiến lược của MobiFone đến năm 2035, với việc chuyển từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam. Trước đó, MobiFone đã tiến hành thử nghiệm 5G tại nhiều địa bàn trên cả nước. Quá trình thử nghiệm này đã cung cấp những cơ sở dữ liệu ban đầu để nhà mạng đánh giá và xây dựng các phương án mở rộng mạng lưới trong tương lai.

MobiFone 5G.jpg
MobiFone triển khai thử nghiệm mạng 5G ở TPHCM

Trong năm 2024, với việc giành được quyền sở hữu khối băng tần C3 (3800 - 3900 MHz) sẽ là cơ sở để MobiFone đẩy nhanh thương mại hóa dịch vụ 5G trên phạm vi toàn quốc, trong đó tập trung tăng cường dịch vụ tại các thành phố lớn, khu vực sân bay, các điểm du lịch hay các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp. Đồng thời, để tăng cường hiệu quả triển khai 5G, MobiFone sẽ triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với các nhà mạng có băng tần 5G phù hợp. Việc hợp tác này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực của các nhà mạng mà còn đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất với dịch vụ 5G.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Các vị diễn giả, khách mời tại buổi tọa đàm

Giáo sư Nguyễn Đức An: AI không thể thay thế nhà báo

“AI không thể có mặt tại hiện trường tai nạn, không thể cảm nhận nỗi đau hay phát hiện sự gian dối qua ánh mắt – đó là những điều nhà báo làm được”, Giáo sư Nguyễn Đức An khẳng định tại tọa đàm “Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi trí tuệ nhân tạo (AI) sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?” diễn ra ngày 8-4 tại Hà Nội.

Tọa đàm “Chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở các địa phương nhằm triển khai Nghị quyết 57 do Đại học Kinh tế TPHCM tổ chức.

Phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại

Ngày 4-4, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) tổ chức tọa đàm về "Chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở các địa phương nhằm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị" về phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tọa đàm có sự tham gia của đại diện các cơ quan KH-CN, viện nghiên cứu, và các trường đại học.

Đề xuất chính sách một cửa hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đề xuất chính sách một cửa hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

“Hiện TPHCM đang có ý tưởng, đề ra chính sách đầu tư khởi nghiệp sáng tạo một cửa. Cá nhân, doanh nghiệp muốn đổi mới sáng tạo chỉ cần đến một bộ phận duy nhất của thành phố để đăng ký tiếp nhận hồ sơ”, đây là chia sẻ của Giám đốc Sở KH-CN TPHCM Lâm Đình Thắng.

Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp

Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các thiết bị thông minh, internet kết nối vạn vật (IoT) và công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng nhiều hơn, giúp nông nghiệp phát triển bền vững với nhiều sản phẩm có giá trị, cây trồng được kiểm soát sâu bệnh, cải thiện sức lao động của người làm nông.

Nhiều dư địa, tiềm năng trong khởi nghiệp sáng tạo hiệu quả năng lượng

Nhiều dư địa, tiềm năng trong khởi nghiệp sáng tạo hiệu quả năng lượng

Chiều 2-4, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và khuyến công (Bộ Công Thương) phối hợp Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI), Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TPHCM (Sihub) tổ chức Tọa đàm tham vấn về Chương trình đào tạo giảng viên và cơ chế thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng.

Nhiều thiết bị, giải pháp công nghệ mới tại Analytica Vietnam 2025

Nhiều thiết bị, giải pháp công nghệ mới tại Analytica Vietnam 2025

Ngày 2-4, Triển lãm quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam (Analytica Vietnam 2025) được khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn - SECC (quận 7, TPHCM). Triển lãm diễn ra từ ngày 2 đến 4-4,

VNPT ra mắt gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps

VNPT ra mắt gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps

Từ 1-4, tất cả các gói cước Internet mới của VNPT sẽ được cung cấp với tốc độ tối thiểu 300Mbps, gấp gần 2 lần so với tốc độ trung bình của Internet Việt Nam hiện nay, thiết lập dấu mốc tốc độ tối thiểu mới cao nhất trong các nhà cung cấp hiện tại.

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!

Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.

Tạo động lực ứng dụng AI trong sản xuất tại Việt Nam

Tạo động lực ứng dụng AI trong sản xuất tại Việt Nam

Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Ứng dụng AI trong sản xuất: Động lực đổi mới và phát triển” diễn ra ngày 31-3, ông Hoàng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), đã chia sẻ về những giải pháp, cơ hội và thách thức trong thúc đẩy trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất tại Việt Nam.

Đặt khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển đất nước

Đặt khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển đất nước

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như một bước đi chiến lược nhằm khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, bước vào thị trường dịch vụ khách hàng toàn cầu

Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, bước vào thị trường dịch vụ khách hàng toàn cầu

Ngày 27-3, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD toàn cầu vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

VNPT và An Giang hợp tác chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2025-2030

VNPT và An Giang hợp tác chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2025-2030

UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030, hướng đến xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số toàn diện trên địa bàn tỉnh. Trong khuôn khổ sự kiện, hai bên cũng chính thức ra mắt giải pháp Bệnh án điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến lớn trong quá trình chuyển đổi số ngành y tế tỉnh.

Ứng dụng AI ngày càng sâu rộng

Ứng dụng AI ngày càng sâu rộng

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra nhiều giá trị mới, tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Việc học sử dụng AI một cách bài bản đang dần trở thành nhu cầu của tất cả mọi người, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức.