Mở rộng mô hình trường học tiên tiến

Nhằm tiếp cận mục tiêu hội nhập giáo dục khu vực và quốc tế, ngành GD-ĐT TPHCM không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và mở rộng mô hình giáo dục tiên tiến hội nhập ở các bậc học.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) cùng trao đổi trong giờ học nhóm
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) cùng trao đổi trong giờ học nhóm
Thêm 9 trường áp dụng mô hình Theo Sở GD-ĐT TPHCM, trong năm học 2017-2018, thành phố sẽ có thêm 9 trường học triển khai thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, nâng tổng số trường áp dụng mô hình này lên 35 trường, từ bậc mầm non đến THPT. Theo đó, ở bậc mầm non có trường Hoa Đào (quận 12) và Anh Đào (quận Gò Vấp); bậc tiểu học có 4 trường là Bàu Sen (quận 5), Lê Đức Thọ (Gò Vấp), Tân Sơn Nhì (Tân Phú) và Võ Thị Sáu (quận 12). Còn ở bậc THCS có 3 trường gồm Phan Văn Trị (Gò Vấp), Nguyễn Chí Thanh (quận 12) và Lý Thánh Tông (quận 8). Từ mô hình hiệu quả đầu tiên của Trường THPT Lê Quý Đôn, TPHCM đã mở rộng thêm 2 trường THPT là Nguyễn Hiền (quận 11) và Nguyễn Du (quận 10). Trong năm học qua, UBND TP cũng đã mở rộng mô hình này đến 23 trường, từ cấp mầm non đến THCS.  Để chuẩn bị kế hoạch tuyển sinh đầu cấp ở các trường thực hiện mô hình này, các quận huyện đã có kế hoạch đầu tư, tạo điều kiện để nhà trường tuyển sinh rộng rãi, không phân tuyến và phụ huynh tự nguyện lựa chọn. Mức học phí thực hiện theo Quyết định 3968 của UBND TP ban hành năm 2015. Theo đó, ngoài học phí chính quy 120.000 đồng/học sinh/tháng, nhà trường còn được thu thêm các khoản theo thỏa thuận với phụ huynh để đảm bảo yêu cầu hoạt động thực hiện của mô hình tiên tiến nhưng tổng mức thu thỏa thuận không quá 1,5 triệu đồng/học sinh/tháng. Về chương trình học, tham gia mô hình trường tiên tiến hội nhập này, các trường vẫn bám sát chương trình của Bộ GD-ĐT nhưng tăng tiết học phát triển năng khiếu, kỹ năng sống cho học sinh. Cụ thể, ở bậc mầm non, mỗi tuần các bé có thêm 2 buổi học với 10 kỹ năng vận động, 2 buổi học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ, kèm các buổi dã ngoại trong năm để rèn luyện kỹ năng sống. Còn ở bậc tiểu học, ngoài chương trình chính khóa buổi sáng, các em được học và rèn nhiều về năng khiếu, kỹ năng sống, tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường... vào buổi chiều hoặc ngoài giờ. Theo Sở GD-ĐT TP, các trường muốn thực hiện mô hình này phải đáp ứng tiêu chí trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế của UBND TP. Ở từng bậc học, các trường phải đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, có điều kiện đảm bảo để học sinh phát triển toàn diện, nhất là các kỹ năng mềm, năng lực ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế…Thiếu trường lớp chuẩn Chủ trương của TPHCM về mở rộng mô hình trường tiên tiến hội nhập được đánh giá là cơ sở thúc đẩy xã hội hóa giáo dục mạnh hơn, huy động thêm nguồn lực để đầu tư cho giáo dục TP phát triển đúng hướng. Hơn nữa, từ bước đệm xã hội hóa giáo dục từng phần, các trường có điều kiện sẽ chuyển qua mô hình tự chủ tài chính hoàn toàn. Như thế, sẽ góp phần giảm gánh nặng ngân sách dành cho giáo dục, giúp nhà trường chủ động chi tiêu về tài chính, trả lương xứng đáng cho giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học… Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), cho biết: “Từ khi áp dụng mô hình này, trường có điều kiện cải thiện lương giáo viên, tăng cường dạy ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm và mở rộng các hoạt động trải nghiệm thực hành, sáng tạo cho học sinh. Thêm vào đó, cảnh quan, môi trường học đường… cũng được cải thiện tốt hơn”.  Tuy nhiên, mục tiêu để mở rộng hơn mô hình trường học tiên tiến hội nhập ở TPHCM còn gặp nhiều rào cản. Nhiều quận huyện đang phải loay hoay với khó khăn về trường lớp, cơ sở vật chất vì chưa đảm bảo theo yêu cầu. Ông Dương Trí Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở GD-ĐT TPHCM) nêu cái khó lâu nay: “Với áp lực tăng sĩ số lớp học ở các quận huyện có đông người dân nhập cư, việc bố trí đủ chỗ học đã khó nên việc chọn trường đáp ứng tiêu chí 30 học sinh/lớp là rất khó. Hơn nữa, điều kiện đầu tư sân chơi, bãi tập, phòng tập đa năng để rèn luyện thể lực, thư viện… cũng eo hẹp, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh”. Nghịch lý này đang là rào cản đối với việc mở rộng mô hình trường tiên tiến hội nhập, cũng như áp dụng các chương trình giảng dạy với yêu cầu sĩ số không quá 30-35 em/lớp. 
Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn khẳng định, dù khó khăn nhưng TPHCM cũng phải tháo gỡ dần để tạo môi trường học tập tốt hơn, tiếp cận chuẩn tiên tiến hiện đại cho học sinh thành phố. TPHCM cũng đang từng bước áp dụng các chuẩn đánh giá đầu ra cho học sinh các cấp theo chuẩn quốc tế, để các em có nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Sơ tuyển cuộc thi Thiết kế Vi mạch cho đô thị thông minh lần 2

Sơ tuyển cuộc thi Thiết kế Vi mạch cho đô thị thông minh lần 2

Sáng 23-3, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) tổ chức vòng thi sơ tuyển Cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần thứ 2 với chủ đề “Chuyển đổi kép phát triển thành phố xanh bền vững” nhằm tuyển chọn, ươm tạo các ý tưởng, hoàn thiện các dự án đổi mới sáng tạo trên khắp cả nước.

ĐHQG TPHCM hợp tác với Tập đoàn CT Group

ĐHQG TPHCM hợp tác với Tập đoàn CT Group

Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM và Công ty cổ phần Tập đoàn CT Group (CT Group) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Giảng viên hướng dẫn học viên ngành Công nghệ sinh học tại Phòng thí nghiệm phân tích trung tâm, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) Ảnh: THANH HÙNG

Đại học Quốc gia TPHCM: Tiếp tục dẫn đầu về công bố khoa học quốc tế

Liên tiếp những năm vừa qua, Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM luôn là đơn vị đứng đầu cả nước về công bố khoa học, đặc biệt luôn có tên trên các tạp chí quốc tế như Web of Science, Scopus. Tính đến tháng 12-2024, ĐHQG TPHCM đã công bố 4.153 bài báo khoa học trên các tạp chí, hội nghị trong và ngoài nước. Trong đó, có đến 3.120 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục SCIE/SSCI/ Scopus, chiếm tỷ lệ 97% trong tổng số bài báo quốc tế.

Học sinh tham quan gian hàng của Khoa Công nghệ thông tin - Truyền thông

Trường Đại học Cửu Long có mức học phí phù hợp với sinh viên khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Nhằm định hướng cho học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân, ngày 9-3-2025, Trường Đại học Cửu Long tổ chức đón tiếp gần 6.000 học sinh lớp 12 thuộc 34 trường THPT, Trung tâm GDNN-GDTX đến từ các tỉnh thuộc ĐBSCL đến tham gia Chương trình tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh năm 2025.

Trường ĐH Gia Định mở ngành sức khỏe, trí tuệ nhân tạo

Trường ĐH Gia Định mở ngành sức khỏe, trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Gia Định (GDU) mở rộng đào tạo nhóm ngành sức khỏe, trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong thời đại số. Với mô hình giáo dục thực chiến, GDU mang đến cơ hội học tập hiện đại, kết nối doanh nghiệp và sẵn sàng cho tương lai.

Học sinh, phụ huynh tìm hiểu thông tin lộ trình chương trình phổ thông quốc tế Oxford tại Việt Nam

TPHCM có Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên

Từ năm học 2024-2025, Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS (Gò Vấp, TPHCM) chính thức được Nhà xuất bản ĐH Oxford (Anh) công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên tại TPHCM.

Các nhà khoa học đang làm việc tại Trung tâm Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM)

Đại học Quốc gia TPHCM: Dấu ấn 30 năm phát triển

Suốt 30 năm qua, Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM không ngừng nỗ lực để trở thành đầu tàu của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và đã có rất nhiều đóng góp cho đất nước, phục vụ các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội. Suốt hành trình phát triển, ĐHQG TPHCM luôn bám sát sứ mệnh cốt lõi của một đại học lớn nhất cả nước, đó là đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và phục vụ cộng đồng.

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM) thực hành tại phòng thí nghiệm

Đại học Quốc gia TPHCM: Nhiều ngành đào tạo được xếp hạng cao trên thế giới

Năm 2024, Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG TPHCM) đạt kết quả đột phá khi có nhiều ngành được xếp hạng cao trên các bảng xếp hạng đại học quốc tế như Bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS - Anh), Times Higher Education (THE- Anh) và Academic Ranking of World Universities (ARWU - Trung Quốc). Trong đó, có 11 ngành được xếp hạng thế giới (tăng 10 ngành so với năm 2021) và 8 ngành lọt vào tốp 500 thế giới.