Mở rộng góp ý, kiểm soát thực nghiệm sách giáo khoa

Sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 đang trong quá trình thẩm định để chuẩn bị đưa vào giảng dạy từ năm học 2021-2022. Từ sự cố sai sót trong nội dung SGK lớp 1 vừa qua, điều dư luận quan tâm là quy trình thẩm định các bộ SGK này và các lớp còn lại được thực hiện ra sao để tránh lỗi. Báo SGGP ghi nhận nhiều góp ý để SGK mới hoàn thiện nội dung... 

GS ĐÀO TRỌNG THI - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội:

Cần có đủ thời gian góp ý, tiếp thu và xử lý

Mở rộng góp ý, kiểm soát thực nghiệm sách giáo khoa ảnh 1
Triển khai chương trình, SGK lớp 1 vừa rồi thời gian hơi gấp, nhất là năm học vừa qua lại bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tôi cho rằng, khi xây dựng kế hoạch thẩm định SGK mới cần tính toán để có thời gian lấy ý kiến góp ý sớm hơn và kịp tiếp thu, xử lý một cách cẩn trọng. 

Về thực nghiệm, lần biên soạn SGK này chúng ta làm khác trước, sẽ chỉ thực nghiệm trên một số lượng không lớn. Nguyên nhân SGK có sự kế thừa, do đó, không cần thực nghiệm toàn bộ nội dung SGK mới mà chỉ nên thực nghiệm những nội dung mới, phương pháp mới của SGK mới và cần thực nghiệm ngay trong quá trình biên soạn để bảo đảm tính đồng bộ, hoàn thiện, tránh sai sót.

Ông NGUYỄN HỮU ĐỘ - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT:

Lấy ý kiến rộng rãi bản mẫu SGK

Mở rộng góp ý, kiểm soát thực nghiệm sách giáo khoa ảnh 2
Để quy trình biên soạn, thẩm định SGK chặt chẽ, công bằng, minh bạch hơn, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện những bước điều chỉnh quan trọng trong công tác thẩm định. Nếu như trước đây, các nhà xuất bản phối hợp tác giả chủ động tổ chức việc thực nghiệm thì tới đây sẽ có sự tham gia chỉ đạo, phối hợp của Bộ GD-ĐT. 

Trước khi gửi lên bộ để thẩm định, các nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định sơ bộ tại đơn vị để đánh giá, rà soát chất lượng SGK nhằm nâng cao chất lượng bản mẫu.  Qua “vòng lọc” đầu tiên này, nhà xuất bản mới gửi bản mẫu SGK hoàn thiện lên Bộ GD-ĐT. Hội đồng quốc gia thẩm định SGK sau đó sẽ đánh giá, nhận xét, góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện bản mẫu SGK tốt hơn. 

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu mở rộng đối tượng góp ý bản mẫu SGK. Theo đó, các sở GD-ĐT tổ chức cho giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục tham gia góp ý các bản mẫu SGK lớp 2 và lớp 6. 

Trong đó, đợt 1, mỗi sở GD-ĐT chọn 10 giáo viên/môn học để nghiên cứu, góp ý các bản mẫu SGK qua trang thông tin điện tử của các nhà xuất bản. Sau đó, các địa phương tổng hợp góp ý, báo cáo về Bộ GD-ĐT. 

Đợt 2, tất cả giáo viên được cử dạy lớp 2, lớp 6 sẽ tham gia góp ý bản mẫu SGK đã được các nhà xuất bản hoàn thiện sau góp ý đợt 1. Đồng thời, các cơ sở giáo dục đưa việc tìm hiểu nội dung các bản mẫu SGK vào sinh hoạt tổ chuyên môn để nghiên cứu, góp ý. 

Đợt 3, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tìm hiểu, góp ý một lần nữa các bản mẫu SGK đã được các nhà xuất bản hoàn thiện, đưa lên trang thông tin điện tử trước khi in và phát hành. Hội đồng Thẩm định SGK phải nắm chắc, bám sát chương trình tổng thể, từng môn học và bảo đảm độ tương đồng giữa SGK và chương trình. Có thể nói quy trình thẩm định ban hành rất chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu chất lượng chương trình.

Như vậy, Bộ GD-ĐT thực hiện 3 điều chỉnh quan trọng ở trong công tác thẩm định SGK, cả về kiểm soát chặt chẽ quá trình thực nghiệm SGK, tăng cường việc thẩm định nội bộ tại các nhà xuất bản, mở rộng đối tượng góp ý bản mẫu SGK.

Ông NGUYỄN XUÂN THÀNH - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT:

Sẽ ban hành SGK lớp 2 và lớp 6 sớm hơn  

Mở rộng góp ý, kiểm soát thực nghiệm sách giáo khoa ảnh 3
Rút kinh nghiệm từ SGK lớp 1, lần thẩm định SGK lớp 2, lớp 6 này, chúng tôi yêu cầu các thành viên Hội đồng Thẩm định tập trung vào việc trao đổi và tăng cường thảo luận, thậm chí có thể tranh luận giữa các tác giả với Hội đồng Thẩm định. Sẽ tăng cường khâu thẩm định trong hội đồng cũng như tương tác với các nhóm tác giả để đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, sẽ tăng cường các kênh để có thể lấy ý kiến rộng rãi hơn từ thầy cô trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở, đảm bảo SGK lần này sẽ tránh được những điều đáng tiếc xảy ra.

Đặc biệt, SGK lớp 2 và lớp 6 sẽ ban hành sớm hơn so với năm trước. Chúng ta có 5 tháng để các nhà xuất bản in ấn rồi phát hành. Trong thời gian đó sẽ tập trung bồi dưỡng giáo viên về việc sử dụng SGK. Như vậy, việc làm SGK lần này sẽ song hành cùng với việc bồi dưỡng giáo viên, phương pháp dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá để đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng năng lực đội ngũ nhà giáo khi bắt đầu triển khai SGK lớp 2, 6 cho năm học mới vào tháng 9.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 - năm 2025 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại điểm thi Trường ĐH Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Hơn 128.000 thí sinh thi đánh giá năng lực, ngày 16-4 công bố điểm

Sáng 30-3, hơn 128.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là đợt thi có thí sinh dự thi đông nhất sau 8 năm tổ chức. Ngoài các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, năm nay có gần 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

Ngày 29-3, hơn 6.000 học sinh, giáo viên các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đã tham gia Ngày hội giáo dục STEM với chủ đề "Vui học - sáng tạo cùng AI" do Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức tổ chức tại hai trường Tiểu học An Khánh và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP Thủ Đức).

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Một trong những nội dung mới của Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" là đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Để thực hiện mục tiêu đó, trường học phải chuyển mình.

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Chiều 27-3, thông tin từ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, đề tài nghiên cứu khoa học "Ứng dụng học sâu trong sáng tác nhạc tự động định hướng bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử" của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TPHCM) đã được Bộ GD-ĐT chọn đại diện Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế - ISEF 2025 tại Mỹ vào giữa tháng 5-2025.