Điểm khác biệt của mô hình là giảm thiểu rủi ro do bệnh bùng phát trong tháng nuôi đầu tiên. Đến nay phát triển thành hai mô hình chuyên biệt: Biosipec tiêu chuẩn (Biosipec standard) và Biosipec nâng cao (Biospec advance) phù hợp với các điều kiện ương nuôi cũng như mức độ tài chính và trình độ kỹ thuật khác nhau.
Cả hai mô hình đều tập trung vào giảm thiểu tối đa lượng nước sử dụng nhờ tái sử dụng nước từ ao tuần hoàn (Biosipec tiêu chuẩn) và bể lọc sinh học (mô hình nâng cao). Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn ương chuyên biệt sẽ giúp quản lý chất lượng nước tốt hơn và nâng cao các giải pháp an toàn sinh học.
Bên cạnh mục tiêu giúp giảm thiểu việc thay nước, mô hình ương tôm BIOSIPEC (cả tiêu chuẩn và nâng cao) còn mang lại nhiều lợi ích khác: Áp dụng hiệu quả ở cả các vùng nuôi khó khăn về nguồn nước (số lượng lẫn chất lượng). Nâng cao tính an toàn sinh học, giảm thiểu rủi ro bệnh tật, đặc biệt không sử dụng kháng sinh.
Nâng cao năng suất cũng như tính ổn định của việc ương nuôi. Giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả nuôi. Giảm thiểu việc xả thải các chất độc hại ra môi trường, bảo vệ vùng nuôi và môi trường xung quanh.