Mô hình bác sĩ gia đình: Hiệu quả chưa cao

TPHCM định hướng phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế cơ sở nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục và thuận lợi cho cộng đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện. 

Sau 5 năm triển khai, mạng lưới phòng khám bác sĩ gia đình tại thành phố ngày càng được mở rộng về quy mô nhưng số bệnh nhân tìm đến vẫn còn khiêm tốn.

Người dân chưa mặn mà

Anh Nguyễn Thanh Sang (52 tuổi) bị cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2, đến thăm khám tại Trạm Y tế phường 9 quận 10. Anh cho hay, nhà gần trạm y tế, lại biết ở đây có phòng khám bác sĩ gia đình nên đã đến đăng ký để được theo dõi bệnh, lấy thuốc hàng tháng.

“Tôi đã khám tại đây hơn 3 năm, bản thân cảm thấy hài lòng nhất ở khâu tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân. Ở trạm, bác sĩ có thời gian nhiều hơn dành cho bệnh nhân. Người bệnh khi thắc mắc sẽ hỏi cho đến khi cảm thấy thoải mái, thông suốt về căn bệnh của mình đang mang. Bên cạnh đó, bác sĩ tại đây còn tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày”, anh Sang cho biết.

Tuy nhiên, theo anh Sang, điều cảm thấy vô cùng vất vả là mỗi lần thăm khám xong thường phải cầm toa thuốc ngược lên bệnh viện quận để lấy thuốc, rất mất công.

Thêm vào đó, khi chuyển tuyến thì cũng phải qua bệnh viện quận mới đến tuyến cao hơn. Không riêng anh Sang, rất nhiều bệnh nhân khác vẫn thực sự chưa mặn mà, chưa đặt niềm tin vào mô hình y tế này do còn nhiều hạn chế.

TPHCM nằm trong số 8 địa phương trên cả nước tiên phong triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình từ năm 2013. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có hơn 240 phòng khám bác sĩ gia đình tại bệnh viện quận - huyện, trạm y tế phường - xã và phòng khám đa khoa tư nhân.

Mô hình bác sĩ gia đình: Hiệu quả chưa cao ảnh 1 Thai phụ theo dõi thai kỳ tại Phòng khám bác sĩ gia đình của Bệnh viện Quận 2
Đáng chú ý, các phòng khám được đầu tư xây dựng hạ tầng đạt chuẩn, nhưng lại thiếu trang thiết bị khám chữa bệnh đi kèm. Khảo sát một số phòng khám bác sĩ gia đình tại các quận, huyện, trạm y tế ngoại thành cho thấy chỉ có một số thiết bị thông thường như ống nghe, nhiệt kế, máy đo đường huyết...

Danh mục thuốc phục vụ điều trị bệnh nhân còn hạn hẹp về số lượng, chủng loại, thậm chí một số thuốc điều trị các bệnh mạn tính như đái tháo đường, hen phế quản chưa được cấp. Tại trạm y tế, phòng khám bác sĩ gia đình ngoài công lập chưa được khám bảo hiểm y tế trái tuyến.

Không để trạm y tế “đơn lẻ”

Trước phản ánh của người dân về việc mô hình phòng khám bác sĩ gia đình vẫn chưa được hoàn thiện, khiến người dân chưa tin tưởng, PGS-TS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng - Trưởng Phòng khám bác sĩ gia đình (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), cho rằng mô hình còn một số vấn đề bất hợp lý cần được sớm cải tổ.

“Một bệnh nhân tin tưởng bác sĩ tại cơ sở nhưng thuốc phải lên tuyến trên để lấy sẽ gây ra nhiều bất tiện cho bệnh nhân. Vì vậy, cần phải đưa thuốc về phòng khám để người dân được cung ứng tại chỗ. Thậm chí có thể liên thông danh mục bảo hiểm y tế với nhà thuốc đạt chuẩn GPP để người dân có thể đến bất kỳ nhà thuốc nào trong hệ thống của mình lấy thuốc, như mô hình nước ngoài đã làm. Đó mới đúng tinh thần đem dịch vụ đến tận người dân để người dân không cần đi đâu xa vẫn được giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe”, bác sĩ Nguyễn Thanh Hiệp cho hay.

Còn theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nguyên nhân gốc rễ làm cho trạm y tế chưa thu hút người dân đến khám chữa bệnh ban đầu là do thiếu bác sĩ, thiếu thuốc, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị không đáp ứng mong đợi, trách nhiệm phối hợp giữa bệnh viện và trung tâm y tế quận, huyện cho hoạt động khám chữa bệnh ban đầu của trạm y tế chưa tốt, thiếu sự kết nối và hỗ trợ giữa các tuyến khám chữa bệnh và việc liên thông thẻ bảo hiểm y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh còn nhiều bất cập.

"Thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động khám chữa bệnh ban đầu của trạm y tế, công khai kết quả cho người dân biết để chọn lựa.
Bảo hiểm xã hội cần thực hiện ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế để thu hút người dân đến khám" - PGS-TS Tăng Chí Thượng
Để cải tổ được điều này, ông Thượng cho rằng cần đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế: phòng khám đa khoa vệ tinh của bệnh viện quận, huyện; thí điểm đổi mới hoạt động trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình; đào tạo cập nhật kiến thức bác sĩ gia đình, bác sĩ thực hành tổng quát và luân phiên bác sĩ từ bệnh viện và trung tâm y tế quận, huyện xuống trạm y tế.

Vẫn theo ông Tăng Chí Thượng, cần thiết lập quy chế phối hợp ràng buộc trách nhiệm giữa trung tâm y tế và bệnh viện quận, huyện trong hoạt động hỗ trợ cho trạm y tế; xã hội hóa một số hoạt động cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại trạm y tế; kết nối và hỗ trợ của tuyến trên, không để trạm y tế “đơn lẻ” trong hoạt động khám chữa bệnh; tích hợp quản lý sức khỏe người dân trong hoạt động khám chữa bệnh ban đầu.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đưa chi phí ứng dụng công nghệ thông tin vào viện phí

Đưa chi phí ứng dụng công nghệ thông tin vào viện phí

Ngày 1-4, Báo SGGP đăng bài viết “Triển khai bệnh án điện tử: Khó, vẫn phải làm nhanh!”, phản ánh những khó khăn trong việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (BAĐT) tại các cơ sở y tế trên cả nước. Phản hồi thông tin này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức cho biết, Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch triển khai hồ sơ BAĐT trong toàn quốc và khẳng định việc triển khai BAĐT là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu của ngành y tế.

Gánh nặng “bệnh tật kép” ở người cao tuổi

Gánh nặng “bệnh tật kép” ở người cao tuổi

Theo thống kê của Bộ Y tế, tuổi thọ trung bình của người Việt đang ở mức khá cao, hơn 73,6 tuổi, nhưng số năm sống khỏe mạnh chỉ khoảng 65,4 tuổi. Hiện người cao tuổi (NCT) ở nước ta đang đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép”, thường mắc các bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, mạch vành, thoái hóa khớp, ung thư... Ngoài ra, còn có các hội chứng đặc trưng ở người già như suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ.

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.

Bác sĩ CKI Lê Thị Thúy Uyên, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) tư vấn cho một bệnh nhân suy giảm trí nhớ. Ảnh: KIM HUYỀN

Hội chứng “não cá vàng” ở người trẻ

Ra ngoài nhưng không nhớ đã khóa cửa phòng hay chưa, bỗng dưng quên mình cần làm gì, nói gì... những câu chuyện tưởng chừng vui đùa này lại đang ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ. Hội chứng “não cá vàng” (suy giảm trí nhớ) không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe não bộ nếu không được chẩn đoán và chữa trị sớm.

Tiêm vaccine sởi đầy đủ cho trẻ em nhằm phòng ngừa dịch sởi

Cả nước chỉ còn 1 địa phương chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi

Chiều 4-4, Bộ Y tế có thông cáo báo chí về kết quả triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi năm 2025 đợt 2 tại 54 tỉnh, thành phố (trừ 9 tỉnh, thành phố gồm; TPHCM, Hà Nội, Cà Mau, Kon Tum, Long An, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu không nằm trong chiến dịch do đã hoàn thành chiến dịch tiêm chủng từ năm 2024 và đợt 1 năm 2025).

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

50 bệnh nhân khó khăn được phẫu thuật miễn phí

Bệnh viện Quân y 175 phối hợp Tổ chức Operation Walk Chicago (OWC - Hoa Kỳ) phẫu thuật thay khớp háng miễn phí cho 50 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh. 

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Cuộc điện thoại thay đổi cuộc sống của 2 bệnh nhân suy thận

Vào đầu tháng 3, chị B.K.L. và anh H.T., hai bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, đang phải chạy thận 3 lần mỗi tuần, nhận được cuộc điện thoại bất ngờ từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định thông báo có thận hiến từ người cho chết não phù hợp. Cả hai ngay lập tức thu xếp công việc, đến bệnh viện để làm các xét nghiệm lâm sàng và may mắn nhận được kết quả tương thích.

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em toàn cầu mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Phát hiện chất cấm trong sản phẩm tăng cường sinh lý cho nam giới

Ngày 2-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả thử nghiệm một số mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lý cho nam giới, do Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Bảo Ngọc (Hà Nội) chịu trách nhiệm phân phối và quản lý chất lượng.