Mở cửa trường học là xu hướng tất yếu

Chiều 25-2, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về việc triển khai dạy học trong bối cảnh dịch Covid-19.

Tình thế buộc chúng ta phải thích ứng

Báo cáo tại phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, do tình hình dịch diễn biến phức tạp nên đến ngày 20-2, một số tỉnh thành đã quyết định lùi thời gian tổ chức học trực tiếp. Tại phiên giải trình, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá hiệu quả mở cửa trường trên các phương diện như các địa phương đã đảm bảo đủ điều kiện an toàn, chất lượng dạy học; các khó khăn, thách thức sẽ được giải quyết thế nào... Các đại biểu khác bày tỏ băn khoăn trước tình trạng trường lớp lúc mở, lúc đóng khi xuất hiện ca nhiễm.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên giải trình
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, đây là thời điểm ngành giáo dục đứng trước thách thức chưa từng có, khó khăn phát sinh rất lớn, dịch bệnh ngày càng phức tạp. Ngành giáo dục đã chỉ đạo rất quyết liệt, nhất quán, toàn diện, bám sát thực tế và phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để triển khai việc mở cửa trường học. Mong muốn cho trẻ trở lại trường là nguyện vọng của toàn dân. Các địa phương đều có kịch bản ứng phó, lộ trình, phương án, tổ chức diễn tập... thể hiện sự quyết tâm cho trẻ đi học. Tuy nhiên, ngay sau tết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều lớp học phải kết hợp trực tiếp và online, nhiều ca nhiễm khiến xã hội và phụ huynh lo lắng.

Theo Bộ trưởng, định hướng nhất quán của Bộ GD-ĐT là đưa học sinh quay lại trường; do dịch phức tạp nên một số nơi đi học rồi lại nghỉ, nhưng mở cửa trường học là xu hướng tất yếu. Bộ trưởng cũng cho rằng, khó có phương án nào toàn diện, đáp ứng được mọi điều, mà chúng ta phải chọn phương án khả dĩ nhất. “Tình thế buộc chúng ta phải thích ứng. Đề nghị Bộ Y tế sớm tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi để phụ huynh yên tâm cho con đến trường”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phát biểu. Tính đến 11 giờ trưa 25-2, tỷ lệ học sinh đến trường trên cả nước là 88%.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, thủ tục mua vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi cơ bản đã xong, Bộ Y tế đang đề nghị với hãng cung cấp vaccine chậm nhất đến 30-4 để đẩy nhanh bao phủ vaccine cho trẻ ở độ tuổi này. Trước ý kiến cho rằng đã đến lúc xem Covid-19 là cúm mùa thông thường, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin, lãnh đạo Tổ chức Y tế thế giới mới đây nhận định lúc này coi Covid-19 như cúm là quá sớm; và tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, năm 2022 có thể xuất hiện biến chủng mới.

Chốt lại phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, mở cửa trường học là cấp thiết, học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế. Tuy nhiên, việc đưa học sinh trở lại trường đang đối mặt nhiều thách thức lớn, do đó Bộ GD-ĐT cần tiếp tục thực hiện dạy học an toàn, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và cơ sở giáo dục. Bộ Y tế cũng cần nghiên cứu, đánh giá rủi ro về sức khỏe đối với học sinh dưới 12 tuổi, phối hợp với Bộ GD-ĐT có phương án đảm bảo an toàn cho học sinh chưa tiêm phòng. Việc mở rộng tiêm vaccine cho trẻ dưới 5 tuổi cũng cần thử nghiệm và triển khai từng bước thận trọng để phụ huynh và xã hội yên tâm, ủng hộ. Sau phiên giải trình, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục sẽ hoàn thiện kết luận, gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành làm cơ sở tiếp tục giám sát việc dạy và học trong bối cảnh Covid-19.

Đề nghị ban hành Luật Nhà giáo

Cùng ngày, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông.

Báo cáo tại phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, hiện vẫn còn những bất cập trong tuyển dụng giáo viên. Việc phân cấp tại địa phương trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập. Hầu hết ở các địa phương, cơ quan chuyên môn là sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học và không chủ động điều tiết được giáo viên thừa, thiếu. Bên cạnh đó, còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ ở một số môn học, cấp học, địa phương. Hiện ngành giáo dục thừa 10.178 giáo viên, thiếu 94.714 giáo viên. Vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ ở một số môn học, cấp học và một số địa phương như trong cùng một địa phương thừa giáo viên các môn như Ngữ văn, Toán…, thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù như Tin học, Tiếng Anh, Nghệ thuật…

Từ thực tế trên, trong nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV, Bộ GD-ĐT đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục có ý kiến với Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Nhà giáo để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng, ban hành các chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông nói riêng, đội ngũ nhà giáo nói chung, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD-ĐT giao bổ sung số biên chế giáo viên còn thiếu cho ngành giáo dục theo lộ trình (94.714 biên chế trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2026)… 

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Nguyễn tấn khoa
Học sinh đi học trực tiếp bị F0 và F1 cho nghỉ 5 ngày... Bài vở kiến thức không dạy trong những ngày nghỉ mà tiền ăn trưa tiền học phí thu đủ không giảm bớt tiền 5 ngày vậy là sao? 0908210124

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Để giúp thí sinh trên cả nước chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Thông tin mới nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025” với sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND Huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) vừa ký văn bản phản hồi Báo SGGP, đồng thời báo cáo UBND tỉnh Phú Yên, sau bài Xót xa khu nội trú cho học sinh, giáo viên bỏ hoang, trở thành ruộng mía, phản ánh Khu nội trú dành cho học sinh và giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) bị bỏ hoang, gây lãng phí tài sản công trong nhiều năm qua. UBND huyện Sông Hinh cũng ghi nhận và cảm ơn Báo SGGP đã phản ánh vụ việc.

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Ngày 1-4, đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 - năm 2025 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại điểm thi Trường ĐH Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Hơn 128.000 thí sinh thi đánh giá năng lực, ngày 16-4 công bố điểm

Sáng 30-3, hơn 128.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là đợt thi có thí sinh dự thi đông nhất sau 8 năm tổ chức. Ngoài các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, năm nay có gần 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

Ngày 29-3, hơn 6.000 học sinh, giáo viên các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đã tham gia Ngày hội giáo dục STEM với chủ đề "Vui học - sáng tạo cùng AI" do Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức tổ chức tại hai trường Tiểu học An Khánh và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP Thủ Đức).